Liệu có hiệu ứng bán tháng 5 ?

04/05/2012 // No Comment // Categories: Vinafins Workshop.

Chắc chắn các nhà đầu tư lâu năm đều đã nghe rất nhiều về thuật ngữ “Sell in May and go away”. Đó như một lời nhắc nhở cho các nhà đầu tư rằng thời gian tồi tệ nhất đối với thị trường chứng khoán thường rơi vào những tháng hè và những tháng đầu của mùa thu. Quay trở lại một thập kỷ trước, chúng ta thấy, hầu hết số tiền được đầu tư vào thị trường chứng khoán đều thực hiện chủ yếu vào khoảng thời gian từ tháng Mười đến tháng Tư. Có một số lí do đằng sau giả thuyêt này: ở các nước phát triển trước đây, trong những tháng đầu tiên của năm, các nhà đầu tư không chuyên thường có xu hướng đầu tư tiền lương hưu của họ vào thị trường chứng khoán. Sau đó, họ đi nghỉ và bỏ qua các thị trường trong suốt những tháng hè. Sau khi trở lại vào tháng chín, họ sẽ bán hạ giá các cổ phiếu của các công ty đã hoạt động không như mong đợi.

Jeffrey Hirsch, nhà sản xuất của tạp chí Stock Trader’s Alamac, đã cung cấp một vài con số khá thuyết phục để hỗ trợ cho giả thuyết trên. Nếu một nhà đầu tư quyết định đầu tư $10,000 vào thị trường chứng khoán trong ngày 01/10/1972, và trong suốt quá trình 37 năm, họ bán tất cả các cổ phiếu đó vào ngày 30/4 và mua lại vào ngày 1/11, họ sẽ kiếm được nhiều hơn $160,000. Như vậy, lợi nhuận trung bình của họ là 7.4%/năm. Nhưng nếu nhà đầu tư đó thực hiện cùng với $10,000, nhưng theo hướng ngược lại, đầu tư vào ngày 1/5 và bán vào ngày 31/10, họ sẽ kiếm được $7,863 với lợi nhuận trung bình hàng năm là 0.4%.

Nhưng trong tình hình thị trường hiện nay, các nhà đầu tư có nên làm như vậy hay không? Dưới đây là một vài suy nghĩ của các chuyên gia.

Không bán mà hãy thay đổi các danh mục cổ phiếu:

Stovall, giám đốc đầu tư chiến lược của Standard & Poor, tin rằng hành động tốt nhất cho các nhà đầu tư hiện nay không phải là bán hết tất cả các mã chứng khoán, mà hãy bán hết các cổ phiếu tăng trưởng nóng và đầu tư vào các cổ phiếu tăng trưởng bền vững, ví dụ như các công ty sản xuất các mặt hàng thiết yếu và các công ty chăm sóc sức khỏe. “Khi cuộc sống trở nên khó khăn, những người không vượt qua được sẽ chỉ biết ăn, hút thuốc và uống rượu. Và nếu họ lạm dụng nó, họ sẽ phải đến bác sỹ”, ông đã châm biếm trong một cuộc phỏng vấn.

Nhìn vào khoảng thời gian giữa tháng 4 năm 1990 và tháng 4 năm 2011, ông đã chỉ ra rằng “trong khi toàn bộ thị trường gặp nhiều khó khăn, các công ty sản xuất các mặt hàng thiết yếu và các tổ chức chăm sóc sức khỏe vẫn lướt trên con sóng của cuộc khủng hoảng, khi giá của họ vẫn tăng trung bình 5% và 4.8% tương ứng, trong khi chỉ số tăng trung bình của S&P 500 chỉ là 1.4%. Stovall đã xuất bản một bản báo cáo trong ngày thứ hai để gợi ý các nhà đầu tư nên tập trung vào các lĩnh vực đó thay vì rời bỏ thị trường.

 

Đầu tư thận trọng

Hirsch cũng khuyên khách hàng của mình không nên cố gắng tìm mọi cách để bán hết cổ phiếu. “Không nhất thiết phải ‘ra đi’. Hãy trở nên thận trọng”, ông nói. Thị trường trong mùa hè có thể khó khăn, nhưng bản thân ông thấy nó như là một phần của quãng thời gian 5 đến 6 năm lên xuống của cổ phiếu, chủ yếu là đi ngang, vì vậy ông đề xuất cần có một sự thay đổi trong lúc khó khăn.

Hirsch cho rằng đây là thời điểm tốt để thu lời, thắt chặt việc cắt lỗ, dừng việc mua bán cổ phiếu, và tìm kiếm giá tốt hơn trong những tháng hè giao dịch yếu. Chúng ta không thể đạt được nhiều lợi nhuận như các năm trước đây, nhưng mọi thứ đều là chưa rõ ràng. Trong khi đó, những nhà đầu tư lâu dài có thể nhận được cổ tức của các cổ phiếu ưa thích trong quá trình suy giảm của những tháng hè, Hirsch đề nghị

 

Theo dõi sát sao

Hirsch chỉ ra rằng chiến lược “bán tháng Năm” đã không thành công trong những năm 2007 và 2008 khi thị trường trong những tháng hè lại trở nên khá hơn những tháng mùa đông. Việc này đã xảy ra tương tụ vào những năm 1972 và 1973 và đánh dấu một kỳ tăng trưởng lớn nhất trong lịch sử của thị trường cổ phiếu Hoa Kỳ trong khoảng thời gian 9 năm. Hirsch – người gần đây đã viết quyển sách với tiêu đề “Sự bùng nổ: Tại sao chỉ số Dow Jones sẽ đạt 38,820 và Làm thế nào bạn có thể kiếm lời từ đó”, cho biết những diễn biến của thị trường hiện nay đang báo trước một kỷ nguyên vàng cho đầu tư chứng khoán.

Ông cho rằng chu kỳ mới bắt đầu với chiến tranh, khủng hoảng và lạm phát, sử dụng các lợi ích từ sự phát triển của công nghệ mới và sau đó là sự bùng nổ, theo một chiều hướng có lợi. Dự đoán lạc quan nhất của ông là chu kỳ bùng nổ tiếp theo sẽ diễn ra trong năm hoặc sáu năm tới.

Theo reuter/ An VINAFINS

Comments are closed.