Săn cổ phiếu siêu rẻ là đi tắt đón đầu

10/05/2012 // No Comment // Categories: Vinafins Workshop.

Gần đây hiện tượng các nhà đầu tư mua cổ phiếu có giá thấp dưới mệnh giá đang trở nên một xu hướng của thị trường. Một trong những lý do dễ thấy là các cổ phiếu này có mức độ tăng trưởng mạnh nhất từ đầu năm đến nay. Hầu hết mức tăng trưởng đều đạt tối thiểu từ 30% trở lển. Đối với các nhà đầu tư với nguồn tiền hạn hẹp, chiến lược đầu tư này tỏ ra hết sức hợp lý, cho phép nhà đầu tư nhỏ cũng có thể tham gia được thị trường.

Kết quả khả quan từ đầu tư cổ phiếu giá rẻ của nhà đầu tư thu được từ đầu năm đến nay, càng có cơ sở để nhà đầu tư tiếp tục săn lùng những cổ phiếu giá rẻ, để kiếm được lợi nhuận tốt. Tất nhiên giai đoạn thị trường hiện nay đã khác rất nhiều so với trạng thái thị trường ở đầu năm. Đầu năm, sau một thời gian dài thị trường ở trạng thái “quá bán” oversell, hầu hết thị giá cổ phiếu đều dưới giá trị thực tế của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp có giá trị cơ bản rất tốt, nhưng thị giá vẫn nằm dưới mệnh giá. Khi vĩ mô có dấu hiệu ổn định, thị giá cổ phiếu này đã có sức bật rất mạnh mẽ, hầu hết đều tăng trưởng trên 30% và không ít đạt tăng trưởng trên 100%. Đây là quá trình thị giá quay về với giá trị thực của cổ phiếu. Quá trình này đã đem lại hiệu quả cho nhiều nhà đầu tư có qui mô vốn nhỏ.

Nhưng sau một thời gian tăng trưởng mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu có giá trị cơ bản tốt, đến lúc này xu hướng đầu tư cổ phiếu có giá siêu rẻ vẫn còn tồn tại, trong khi tính chất thị trường vẫn còn tồn tại. Vì vậy, nhà đầu tư cổ phiếu siêu rẻ đang đối mặt với nhiều rủi ro hơn trước đây. Các cổ phiếu siêu rẻ hiện tại là những cổ phiếu không có được giá trị cơ bản tốt, tình hình doanh nghiệp đang thực sự trong tình trạng nguy khốn. Quá trình này là quá trình tất yếu trong bối cảnh kinh tế vĩ mô hiện tại, khi khu vực doanh nghiệp đang trong tình trạng phân hóa, sàng lọc các doanh nghiệp tốt – xấu, tồn tại và không tồn tại. Việc mua cổ phiếu siêu rẻ, nhà đầu tư có thể đối mặt với việc mua cổ phiếu của các doanh nghiệp đang trong bờ vực phá sản. Đây chính là lý do mà một bài báo gần đây đã cảnh báo “săn cổ phiếu siêu rẻ, coi chừng nóng bỏng tay”.

Phải chăng nhà đầu tư không có cơ hội gì khi mua cổ phiếu giá siêu rẻ. Nhóm đầu tư Vinafins cho rằng, săn cổ phiếu siêu rẻ vẫn tiềm ẩn rất nhiều cơ hội thu siêu lợi nhuận nếu biết đánh giá thực chất cơ hội của doanh nghiệp siêu rẻ đó. Cần một chiến lược săn lùng cổ phiếu siêu rẻ có thể đem đến hiệu quả lớn cho khoản đầu tư.

Có một số hiện tượng mà nhà đầu tư cần nghiên cứu thấu đáo và suy ngẫm để đưa ra chiến lược đầu tư cho mình.

Trường hợp thứ nhất, đó là trường hợp HBB được SHB thôn tính. Trước khi hoạt động thôn tính xảy ra, giá HBB chỉ sấp xỉ 4000đ/cổ phiếu. Với tình hình tài chính của HBB, với tình nợ xấu khoảng 4000 tỷ, vốn chủ chỉ còn 195 tỷ, thì việc đầu tư vào HBB là vô cùng rủi ro, không có nhà đầu tư nào sẽ đầu tư ở mức giá 4000đ nếu biết tình trạng HBB như vậy. Nhưng khi SHB tiến hành sáp nhập HBB cổ phiếu của HBB đã đứng vững và đi lên, giá cao nhất là 7.4, tăng trưởng hơn 80%.

Trường hợp thứ hai, đó là trường hợp được báo chí nhắc nhiều tới là Thủy sản Bình An đứng trước bờ vực phá sản. Tuy nhiên chỉ trong 1 thời gian ngắn công ty đã trở lại hoạt động với tình hình tài chính được cơ cấu lại toàn bộ. Công ty Mua bán Nợ của Bộ Tài chính đã đứng ra mua lại các khoản nợ, đồng thời công ty 584 đã tung ra 500 tỷ để ứng cứu cho thủy sản Bình An trở lại trạng thái hoạt động tốt. Nếu là nhà đầu tư mua cổ phiếu của Bình An lúc đang ngấp nghé phá sản thì có thể thu được lợi nhuận lớn khi công ty đã được cơ cấu và xử lý tài chính ổn thỏa.

Đằng sau 2 sự kiến lớn này có thể thấy vai trò của cơ quan quản lý nhà nước là rất lớn. Đối với trường hợp HBB, vai trò của NHNN đảm bảo cho thương vụ này thành công cả về chính sách lẫn các bước đi kỹ thuật. Làm cho quá trình này diến ra nhanh chóng, giảm bớt chi phí, tăng được hiệu quả cho cả 2 doanh nghiệp.

Đối với trường hợp Thủy sản Bình An, vai trò của Bộ Tài chính trong việc xử lý các khoản nợ của công ty cũng đóng vai trò quyết định để củng cố các khoản nợ, tạo niềm tin cho các chủ nợ và nhà đầu tư, vực dậy doanh nghiệp.

Nhà đầu tư cổ phiếu siêu rẻ, cần nhận diện vai trò của chính sách trong các thương vụ này để có thể lựa chọn cổ phiếu được chính xác và hợp lý. Thực chất việc đầu tư vào các cổ phiếu siêu rẻ của các doanh nghiệp đang gặp khó khăn như trường hợp trên là mang tính chất đi tắt đón đầu, nhằm thu siêu lợi nhuận.

Đằng sau những sự kiện này có thể rút ra cơ hội khi săn vào cổ phiếu giá rẻ cần một số tiêu chí cơ bản:

  1. Tình hình tài chính nguy ngập, các hệ số thanh toán đang ở tình trạng báo động
  2. Những doanh nghiệp sản xuất có tài sản nhiều được hình thành sau một thời gian đầu tư dàn trải
  3. Qui mô tài sản lớn và năm trong lĩnh vực phải được nhà nước ưu tiên hỗ trợ ưu đãi, có tầm ảnh hưởng nhiều đến nhiều hộ kinh doanh.
  4. Khoản vay nợ của công ảnh hưởng đến nhiều Ngân hàng. Nếu doanh nghiệp phá sản sẽ làm cho tình trạng nợ xấu của nhiều Ngân hàng tăng lên, đặc biệt là các NH có vốn nhà nước.
  5. 5. Nếu được cơ cấu lại nợ bằng chính sách nhà nước, bằng việc sáp nhập vào các doanh nghiệp khác, các lợi thế của công ty này sẽ có cơ hội phát huy tối đa.

Theo các tiêu chí này, tương tự như vụ việc Thủy sản Bình An, có thể thấy gần đây báo chí đang đề cập đến các doanh nghiệp Café, đang có hiện tượng nợ xấu dây truyền và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống NH tài trợ cho lĩnh vực này. Có thể thấy Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Hoà Việt nam (mã CK THV) – doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực trồng, sản xuất, chế biến, xuất khẩu café của Việt nam là một trong các doanh nghiệp như vậy. Theo báo cáo tài chính năm 2011 đã kiểm toán của THV, do khó khăn chung THV cũng không tránh khỏi thua lỗ trong năm tài chính 2011. Tình hình tài chính của Công ty gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đến 31/12/2011 Công ty còn dư nợ vay tại một số ngân hàng lên đến hơn 690 tỷ đồng với lãi suất cao như: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam, Ngân hàng NN và PT nông thôn, Ngân hàng phát triển Việt nam, Ngân hàng TMCP nhà Hà nội, Ngân hàng Hàng hải,…Công ty gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, gặp khó khăn chung của ngành, dự trữ tồn kho lớn ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng. Tại cuối ngày 31/12/2011, tài sản ngắn hạn của Công ty là 882 tỷ đồng, nhỏ hơn nợ ngắn hạn là 1.004 tỷ đồng ( chênh lệch – 122 tỷ đồng), chỉ dựa vào điều này để kết luận “ nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục” của Thái hoà là không đúng, bởi vì tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn có thể phản ánh số tái sản ngắn hạn hiện có không đủ trả các khoản nợ ngắn hạn, hoặc thể hiện vốn lưu động của công ty đang thiếu. Tuy nhiên điều đó cũng có nghĩa là tài sản dài hạn của công ty chắc chắn sẽ lớn hơn nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Cả hai điều này chỉ có thể suy ra rằng Tập đoàn Thái hoà cơ cấu sử dụng vốn không hợp lý, mất cân đối giữa nguồn tài trợ thường xuyên và tài sản dài hạn, giữa nguồn tài trợ tạm thời và tài sản ngắn hạn, chỉ cần cơ cấu nợ vay ngắn hạn sang nợ vay dài hạn thì lập tức tài sản ngắn hạn lại lớn hơn nợ vay ngắn hạn. Ở đây ta thấy Thái hoà đã nhanh chóng mở rộng đầu tư và sản xuất kinh doanh với việc phát triển một loạt các công ty con mang tính dài hơi trong khi nguồn vốn chủ của công ty không đủ, sản xuất kinh doanh gặp khó khăn nên ảnh hưởng đến nguồn tiền trả nợ ngân hàng. Xét về dài hạn có thể thuận lợi cho sự phát triển lâu dài của Tập đoàn, nhưng trong ngắn hạn năng lực tài chính của Tập đoàn sẽ giảm sút. Trong bối cảnh thực tế các bộ phận của Tập đoàn vần đang duy trì trong trạng thái hoạt động thì không thể có một kết luận vu vơ nghi ngờ sự không hoạt động liên tục của một công ty.

Từ những điều phân tích trên, vấn đề đặt ra là Tập đoàn Thái Hoà và các ngân hàng chủ nợ phải cùng nhau liên kết để tự cứu mình. Cả hai phía cần tập trung nghiên cứu để cơ cấu lại các khoản nợ để tạo điều kiện cho phía công ty phát triển sản xuất kinh doanh. Được biết Ông Nguyễn Văn An – Chủ tịch Tập đoàn Thái Hoà đã làm việc với Ngân hàng NN và PT nông thôn, ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng NT Việt nam,… để kết hợp giải quyết các vấn đề về cơ cấu lại nợ, giãn nợ, chuyển nợ dài hạn, chuyển thành vốn góp,…bước đầu cũng đã có những thành công và còn tiếp tục kết hợp với các ngân hàng trên giải quyết tiếp. Đây là bước đi thích hợp nhằm giải quyết tốt các vấn đề của Công ty, bảo vệ được lợi ích của cả ngân hàng và doanh nghiệp, tạo cơ sở tốt cho phát triển công ty trong tương lai.

Ngoài sự liên minh giữa ngân hàng và doanh nghiệp, Tập đoàn cần tìm mọi cách để tự cứu lấy mình. Một trong nhưng phương án đó là doanh nghiệp có thể tìm các đối tác chiến lược để phát hành tăng vốn chủ sở hữu, chấp nhận chia sẻ lợi ích của ngành kinh tế có thương hiệu mạnh của Việt nam. Xa hơn nữa các cổ đông lớn, chủ chốt của công ty cũng phải tự cứu lấy mình, cứu lấy công ty bằng cách bán bớt cổ phần hiện hữu của mình, chấp nhận cho công ty vay lại để giải quyết các vấn đề về tài chính tạm thời giúp công ty vượt qua thời kỳ khó khăn. Có như vậy thì tương lai của Tập đoàn Thái Hoà hẳn vẫn còn rất sáng ở phía trước.

Hơn nữa, không sớm thì muộn chính phủ cũng phải có biện pháp để ứng cứu một lĩnh vực xuất khẩu chủ lực đem lại nhiều ngoại tệ cho đất nước. Trong bối cảnh như vậy, những doanh nghiệp trên sàn niêm yết đang có giá siêu rẻ như THV, các nhà đầu tư cũng nên đưa vào tầm ngắm, nghiên cứu để có thể đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất. Việc cân nhắc các tiêu chí nêu trên, đồng thời xem xét thời điểm chính phủ sẽ những có quyết sách quyết liệt hỗ trợ đối với lĩnh vực café để có thể mua được cổ phiếu đón đầu xu thế sáp nhập hoặc thôn tính.

Comments are closed.