TĂNG GIÁ XĂNG – HẠ LÃI SUẤT: Sự xung đột và cộng hưởng tác động đến CPI

13/03/2012 // No Comment // Categories: Tin tiêu điểm, Tin Vinafins.

Động thái hạ lãi suất mang nặng tính hành chính của NHNN đã phần nào tác động tích cực đến thị trường trong thời gian vừa qua. Các nhà đầu tư đón nhận thông tin hạ lãi suất này với một thái độ lạc quan, với những phản ứng tích cực, coi đây như là một bước đi tất yếu của cơ quan quản lý tiền tệ.

Tính tích cực của hành động này thể hiện trên một số mặt sau:

  1. Hạ lãi suất được các doanh nghiệp chờ đón như là một cứu cánh để có thể giảm chi phí vốn đầu vào, là cơ sở cho hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất. Đối với kinh tế vĩ mô, hạ lãi suất để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng GDP là 6%
  2. Hạ lãi suất trên một lộ trình quyết tâm đưa lãi suất về 12% vào cuối năm của Chính phủ được coi là động thái xác lập xu hướng hạ lãi suất trong năm 2012. Lộ trình được xây dựng trên cơ sở xu hướng lạm phát giảm là hoàn toàn có cơ sở, hành động hạ lãi suất là một tất yếu của NHNN phản ứng sự kỳ vọng của thị trường và doanh nghiệp.
  3. Hạ lãi suất có tác dụng hỗ trợ cho hoạt động tái cơ cấu nền kinh tế, bao gồm tái cơ cấu các doanh nghiệp và tái cơ cấu lại thị trường chứng khoán. Việc hạ lãi suất mở ra khả năng huy động nguồn vốn gián tiếp cho doanh nghiệp thông qua thị trường chứng khoán được đẩy mạnh. Điều này càng có cơ sở khi trong  2 tháng đầu năm 2012, thị trường chứng khoán đã có dấu hiệu khởi sắc mạnh mẽ.
  4. Hạ lãi suất cùng với các công cụ tiền tệ khác đã giúp cho hệ thống ngân hàng cải thiện thanh khoản. Một lộ trình hạ lãi suất được vạch ra từ đầu năm, giúp cho các nhà đầu tư lên phương án sử dụng đồng vốn của mình.

Vấn đề duy nhất là thời điểm hạ lãi suất đã thực sự chin muồi hay chưa và mức độ hạ lãi suất thế nào để không làm cho rủi ro lạm phát quay trở lại?

Trước khi bàn về thời điểm, thì một động thái mới của Chính phủ, đến từ Bộ tài chính là quyết định nâng giá xăng dầu lên trên 10% vào ngày 6/3 đã thực sự tạo ra một cú sốc cho thị trường vào thời điểm đang có nhiều kỳ vọng về khả năng kiểm soát lạm phát và hạ lãi suất của NHNN. Động thái này mang nhiều xung lực tiêu cực tác động đến thị trường:

  1. Khả năng tác động đến CPI là khá mạnh. Mặc dù có nhiều tính toán đưa ra sự tác động đến CPI cả năm chỉ ở mức 1% đến 1-5% cả trực tiếp và gián tiếp. Tuy nhiên, động thái tăng giá xăng dầu này còn bao hàm một tín hiệu: Chính phủ đã hết dư địa về nguồn tài chính để có thể điều tiết giá xăng dầu khi giá xăng dầu thế giới tiếp tục leo thang.
  2. Một tín hiệu tiêu cực nữa cũng được phát đi là hệ lụy tất yếu của động thái tăng giá này là: Chính phủ sẽ không thể bao cấp cho giá điện và các nhiên liệu khác, làm tăng cao khả năng tăng giá mặt hàng cơ bản này. Nếu điều này sảy ra, lạm phát chi phí đẩy là không thể tránh khỏi.
  3. Một khả năng chưa được nhà đầu tư và thị trường đề cập đến là phải chăng sự không thống nhất giữa chính sách tiền tệ ( NHNN) và chính sách tài khóa ( Bộ Tài chính) trong việc điều hành vĩ mô. Việc tăng giá xăng mạnh mẽ ( của Bộ Tài chính) thực sự có tác động đến việc chống đỡ lạm phát ( của NHNN) liệu có là xung đột chính sách ? Và nếu như vậy, tiếp tục trong tương lại xung đột dạng này hoàn toàn có thể sảy ra và tiếp tục tạo ra những cú sốc cho thị trường.

 

Sự cộng hưởng của việc hạ lãi suất với việc tăng giá xăng dầu:

Một bài báo trên Vnexpress có đưa ra tiêu đề “ tăng giá xăng dầu lúc này là đổ dầu vào lửa”. Bài này được viết trước khi có công bố thông tin hạ lãi suất đã nêu lên cảnh bảo về xu thế giảm lạm phát tuy đã được xác lập từ cuối năm ngoái và củng cố trong 2 tháng đầu năm, nhưng vẫn vô cùng mong manh.

Như vậy việc hạ lãi suất nếu không đi kèm với chính sách tiền tệ thắt chặt, sẽ dẫn đến sự cộng hưởng của việc các yếu tô làm tăng lạm phát được hình thành.

Dù trong bối cảnh nào, giá xăng cũng có tác động tiêu cực đến chỉ tiêu lạm phát. Việc hạ lãi suất có giảm bớt được tác động tiêu cực này hay không, hay ngược lại, nó đang làm cho tác động tiêu cực cộng hưởng và tiếp tục đè nặng lên chỉ tiêu CPI từ nay đến cuối năm ? Đây là một câu hỏi mà phần lập luận trên cho rằng, khả năng cộng hưởng tác động tiêu cực sẽ sảy ra với xác suất lớn hơn.

Bộ phận phân tích VINAFINS

Comments are closed.