Triển vọng tái cấu trúc hệ thống NHTM

10/10/2013 // No Comment // Categories: Tài chính - Ngân hàng.

Hội thảo chuyển động kinh tế vĩ mô và “Triển vọng tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức ngày 9/10 tại Hà Nội.

Theo Chủ tịch HĐQT BIDV Trần Bắc Hà: Ngân hàng Nhà nước đang nỗ lực thực hiện tái cơ cấu, thiết lập trật tự kỷ cương hệ thống ngân hàng, thực hiện mua bán, sáp nhập, hợp nhất để xử lý ngân hàng yếu kém.

Chính phủ đã tạo ra những điều kiện nền tảng thuận lợi ban đầu cho tiến trình tái cơ cấu hệ thống NHTM thời gian tới như: Kinh tế vĩ mô ổn định, nền kinh tế đang xuất hiện những dấu hiệu phục hồi và thanh khoản của hệ thống ngân hàng được củng cố.

Từ tháng 9/2013, kinh tế đã có những dấu hiệu cải thiện: Xuất khẩu tháng 9/2013 tăng 9% so với tháng 8/2013. Đặc biệt, xuất khẩu của khu vực nội địa cũng tăng trở lại. Các chỉ số khác như chỉ số sản xuất công nghiệp, chỉ số quản trị mua hàng (PMI) cũng đạt kết quả tốt, đạt 51 điểm. Riêng về thu hút đầu tư nước ngoài, trong tháng 9/2013, tăng trưởng FDI cũng mạnh mẽ hơn những năm trước. Nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp nội địa tăng lên, báo hiệu sản xuất phục hồi.

Đặc biệt, tái cơ cấu hệ thống NHTM cũng đã đạt được thành công bước đầu với 8/9 ngân hàng TMCP yếu kém đã được xử lý.

Theo Trung tâm Nghiên cứu của BIDV, hệ thống NHTM tích cực trong công tác trích dự phòng rủi ro, xử lý nợ xấu. Cụ thể, tổng nợ xấu được xử lý bằng dự phòng rủi ro và đưa ra theo dõi ngoại bảng trong năm 2012 và 7 tháng đầu năm 2013 đạt 86,3 nghìn tỷ đồng.

Theo ông Trần Phương, Phó Tổng Giám đốc BIDV, hệ thống TCTD trong nước đã chủ động và kiên định thực hiện đổi mới toàn diện, áp dụng các chuẩn mực theo thông lệ quốc tế (Basel II), hoàn thiện yêu cầu điều kiện an toàn hoạt động để cạnh tranh có hiệu quả với các TCTD nước ngoài trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả bước đầu trên, quá trình tái cơ cấu đối mặt với không ít thách thức. Theo số liệu báo cáo từ các TCTD, tỷ lệ nợ xấu đến cuối tháng 7 là 4,58%, tăng trở lại sau 2 tháng giảm liên tiếp và tăng 0,28% so với đầu năm và với quy mô nợ xấu của toàn hệ thống đòi hỏi nguồn lực lớn để xử lý.

Các diễn giả tại hội nghị cho rằng: Vấn đề sở hữu chéo còn phức tạp, quản trị ngân hàng và quản trị rủi ro còn hạn chế, tính công khai minh bạch của các TCTD trong việc công bố chính xác chất lượng tín dụng theo chuẩn mực quốc tế chưa được đáp ứng; năng lực tài chính, hiệu quả hoạt động của khách hàng còn yếu cũng là các vấn đề có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tái cấu trúc của các NHTM.

Về xử lý nợ xấu, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cho biết: Dù mới đi vào hoạt động, nhưng đã có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước chờ mua nợ xấu, trong đó có cả những tập đoàn lớn như Blackstone Group của Mỹ.

Với lượng hồ sơ hiện tại, VAMC có thể mua tới 60.000 tỷ đồng nợ xấu trong năm 2013. Nhưng do nguồn tiền có hạn nên khả năng VAMC chỉ mua 30-35 nghìn tỷ đồng. Do vậy, cần áp dụng đồng bộ những giải pháp về xử lý nợ xấu, tăng cường công tác thanh tra giám sát, nâng cao quản trị rủi ro của các NHTM và giảm sở hữu chéo… Từ đó, tiến trình tái cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam sẽ đạt được triển vọng tích cực.

treatment for hives

Nguồn Chinhphu.vn/Gafin

zp8497586rq

Comments are closed.