Vinafins Workshop – Tọa đàm về nhận định thị trường

02/03/2012 // 3 comments // Categories: Vinafins Workshop.

Công tác dự đoán thị trường là hoạt động vô cùng khó khắn và tốn kém nhiều chi phí cho bất kỳ một tổ chức nào tham gia thị trường. Cho đến nay, các nhà đầu tư cá nhân cũng như các tổ chức tài chính từ quĩ đầu tư đến công ty chứng khoán… đã đầu tư rất nhiều tiền của và thời gian vào việc phân tích và dự báo thị trường, với mục tiêu cuối cùng là nâng cao khả năng hay xác suất chiến thắng được thị trường. Nhưng xem ra danh sách thất bại ngày càng kéo dài.

Với mục tiêu mô tả được bức tranh chân thực nhất của thị trường, để từ đó phán đoán hành vi của nó, vào chiều thứ 6 hàng tuần, Vinafins có tổ chức tọa đàm giữa các chuyên gia phân tích, các nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm, các nhân viên tự doanh của các tổ chức đầu tư để có trao đổi quan điểm về nhận định thị trường, trao đổi các đánh giá phân tích kỹ thuật..Sự va đập, xung đột quan điểm cũng như sự đồng thuận, đưa đến các thành viên tham dự cảm nhận chân thực nhất về cái gọi là “ xu hướng vận động của thị trường”.

Không chỉ có vậy, các thành viên tham dự còn giới thiệu các cơ hội đầu tư và các mã cổ phiếu mà dày công nghiên cứu.

Cuối buổi họp Vinafins có tổng kết lại ý kiến có nhiều người tán đồng nhất về khả năng chuyển động của thị trường. Đây là nhận định có xu hướng đánh giá xác suất cao nhất về khả năng diễn biến cho tuần tiếp theo.

Kính mời tất cả các chuyên gia phân tích đầu tư, nhà đầu tư chuyên nghiệp có điều kiện có thể tham dự off-line tại văn phòng công ty 97 Trần Quốc Toản, Hoàn Kiếm Hà Nội, hoặc online trên website. Khách tham dự cần phải đăng ký trước với Công ty do số lượng member có thể tham dự tối đa là 10 người.

 

Comment (3) | Gửi phản hồi

  1. Với việc mấy ngày vừa qua, xăng đã tăng 10% trong khi NHNN đang hết sức cố gắng mà mới chỉ hạ được trần LS huy động xuống được có 1%/năm cho thấy còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn.

    Đầu tiên là các mặt hàng vì thế sẽ tát nước theo mưa, dân ta thế mà, chưa cần đầu vào tăng thì thấy thế đã tăng rồi. Sau đó mới đến các công ty vận tải tăng giá cước, kéo theo đầu vào tăng thực tế, lúc này sẽ có khả năng xảy ra một đợt tăng giá thứ 2. Hiện nay, còn quá nhiều anh doanh nghiệp độc quyền đang mong tăng giá và được nguỵ biện bằng theo cơ chế thị trường, đồng ý thôi, cơ chế thị trường là phải thế, ko khác được. Thế là một làn sóng tăng giá sẽ liên tục đổ ập xuống, quất thẳng vào đời sống toàn xã hội. Vòng luẩn quẩn ắt sẽ diễn ra : Kích cầu là kích tiêu dùng nội địa, người VN dùng hàng VN, nhưng sức mua giảm mạnh rồi lấy đâu nội tại mạnh sẽ tạo ra cầu lớn để đưa doanh nghiệp trong nước đi lên.

    Cá nhân tôi thấy chưa ổn đâu, thắt chặt chi tiêu và co về phòng thủ vẫn được coi là giải pháp hiệu quả trong thời điểm này.

    Trân trọng

    Tran Phuong
    12/03/2012
  2. Tôi cho rằng hiện nay rủi ro cao nhất là bóng ma lạm phát chưa hẳn đã đẩy lùi. Mặc dù thị trường đón nhận một cách khá thái quá với thông tin kinh tế vĩ mô vừa qua, nhưng nhìn nhận một cách thấu đáo, nguy cơ CPI tăng trở lại vẫn còn hiện hữu và tiềm ẩn bất ngờ.

    Khằng định một điều Thị trường đang vào trạng thái ” hoắng” . Mới có một vài thông tin tích cực mà đã nhộn cả lên.

    Lãi suất có thể giảm, nhưng không thể giảm được nhiều với 2 yếu tố chặn lại, khó vượt qua;

    1. Giá vốn huy động của các NH vẫn còn rất cao, việc giảm lãi suất sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của NH trong ngắn hạn cũng như dài hạn

    2. Nguy cơ lạm phát cầu kéo có thể được thúc đẩy và hình thành. Giảm lãi suất có thể hạn chế được lạm phát chi phí đẩy, do giảm giá vốn đầu vào cho các doanh nghiệp, nhưng việc tăng chi tiêu đầu tư, tăng chi tiêu tiêu dùng cũng sẽ tác động lạm phát cầu kéo. Mặc dù NHNN dùng tỷ lệ tăng trưởng tín dụng để không chế ” cầu kéo”, nhưng xem ra số tổng phương tiện thanh toán sẽ tăng nhanh, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả hàng hóa

    3. Nguy cơ tăng giá xăng, điện… sẽ là một nguy cơ có thể nhìn thấy được, với sự suy yếu của đồng USD trong thời gian tới.

    Mặc dù cá nhân đã nắm 100% cổ phiếu lúc này, tôi không vui với sự điên cuồng thái quá của thị trường.

    xman
    05/03/2012
  3. Hiện nay, dòng tiền có mấy cửa để đầu tư :
    - Vàng : Nhà nước hiện vẫn chưa quyết về sự tồn tại của Vàng trong dân, chính sách huy động vàng ra sao, sử dụng như thế nào. Tất cả vấn đề này tưởng như đơn giản nhưng thực ra vô cùng khó bởi :
    + Tâm lý, thói quen đã ăn sâu vào tiềm thức người dân VN, không thể ko tính đến yếu tố này. Tuy nhiên giống như Nghị định 464 về cấm đốt pháo, nó vẫn có thể được thông qua.
    + Quan trọng nhất là Lòng tin, dân ta có tin tưởng để khi gửi vàng rồi cầm tờ giấy xác nhận hay ko ? Cái này vì liên quan đến chính trị nên ko mạn đàm ở đây, tuy nhiên các bạn cũng đã có câu trả lời cho riêng mình
    - USD : Cái này đang bị xử nghiêm, mua bán vài tờ vé số đã đi toi 500 tr đồng tiền phạt nên cũng ngại lắm, LS huy động thì bị kiểm soát khống chế, nên về lâu dài ít cửa sống.
    - BĐS : Nhà nước có muốn cứu ko ? Mâu thuẫn đang tiềm ẩn rất lớn :
    + Cho tiếp tục dự án Bắc An Khánh : Cứu rồi.
    + Cho phép HCMC thí điểm mua lại BĐS để chuyển đổi mục đích thành Chung cư : Đang vấp phải 2 luồng dư luận ko thuận chiều đó là Cứ làm ăn ko được lại cứu (tạo sự không công bằng) và Tính năng sử dụng thay đổi khi cơ sở hạ tầng ko thay đổi sẽ ảnh hưởng đến công năng sử dụng.
    - Chứng khoán :

    Như vậy, có thể thấy các kênh đầu tư đang được Lãnh đạo điều chỉnh : Bịt một số cửa và tính chuyện mở ra để cứu một số cửa. Không loại trừ một số người đã nhận thấy (thông qua một số Lãnh đạo cấp Trung nhận được chỉ thị từ trên đã để lộ ra ý tưởng) nên TTCK mới lên như hiện nay. Nhà nước đang bịt các kênh khác để lùa dòng tiền vào TTCK, vậy tại sao vậy ? Chúng ta cùng làm rõ thì mới hiểu được tính bền vững, chiều hướng lâu dài hay tạm thời của thị trường các anh em ạ.

    Cái lợi của TTCK đi lên : Thu hút được dòng vốn vào VN, Nhà nước thu được nguồn USD dồi dào, đây là cái nhìn thấy rõ vì nó sẽ bù đắp được sự thiếu hụt trong cán cân khi mà Xuất khẩu còn nhiều khó khăn, chưa cân đối Xuất – Nhập được.

    Tạo vẻ đẹp cho nền kinh tế khi báo chí thế giới liên tục đưa tin TTCK VN tăng nhanh và hiện đang rẻ. Thế nghĩa là sẽ tiếp tục hút vốn vào rồi, mặt không nói đến là PR cho tài quản lý kinh tế của Thủ tướng, cái này cần thiết lắm (vụ anh Vươn Hải phòng cũng đã PR thành công cho TT). Vậy PR để làm gì, với chúng ta phải hồi sau mới rõ.

    Với nền KT, việc tín dụng tiếp tục bị co lại, LS chưa hạ và việc phân chia NH Thành 4 nhóm sẽ ảnh hưởng gì ?
    - DN ốm sẽ phải ra đi, cái này khách quan theo quy luật thị trường, ko ai phải chịu trách nhiệm.
    - NH nhóm 3 và 4 phải ra đi, vậy đây ai được lợi : Nhóm nào mua sẽ là nhóm được lợi, muốn lợi nhiều thì phải làm cho nó xấu đi (về mặt hình ảnh, tiềm năng và cơ hội). Vậy mua xong sẽ sao ? Sẽ được làm đẹp (chính sách) và kiếm người mua mới. Lợi nhuận lớn sẽ từ đây mà ra.

    Nói chung, nền KT chưa tốt lên, DN chết nhiều nhưng chưa thấy Đại gia nào chết (về mặt báo chí, không phải thực tế nhé), vậy VN đã thoát được khủng hoảng bình an thế sao ? Ko lẽ, theo tôi Đại gia còn liên quan đến nhiều chính trị gia, các thế lực và cả dân cư. Nếu đổ bể rồi công bố sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng và sâu rộng trong nền KT. Vì lẽ đó, Đại gia ko được phép chết (ít nhất là về phương diện công bố thông tin). Bây giờ (kể cả tin đồn nhé) lỡ có DN nào to to một tí toi thì sao ? Không lo, khả năng ít lắm.

    Như vậy, đi lan man một hồi tôi muốn chia sẻ Khả năng có sự bảo kê rất lớn đối với TTCK. (chặn mọi ngả đường để đưa tiền về TTCK, bảo vệ các thông tin tốt, khoá chặt các thông tin xấu nếu có).

    Trân trọng

    —————————————————————
    Tran Phuong

    xman
    05/03/2012