PSG. TS Trần Hoàng Ngân:Chính phủ xem xét áp phí sử dụng ngoại tệ tiền mặt

15/03/2011 // No Comment // Categories: Tài chính - Ngân hàng.

Theo PSG. TS Trần Hoàng Ngân – Phó Hiệu trưởng Trường Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia, với việc NHNN siết chặt hoạt động kinh doanh ngoại tệ của thị trường tự do, xu hướng đô la hóa đã giảm

Cụ thể, những ngày qua tỷ giá ít biến động hơn, người dân đã bắt đầu bán USD cho ngân hàng. Ngoài ra, xu hướng vay tín dụng bằng VND tăng lên, tỷ trọng tín dụng vay bằng USD giảm xuống do điều kiện cho vay khắt khe.

Tuy nhiên, sau khi Nhà nước kiểm soát chặt hoạt động của thị trường ngoại tệ, người dân và doanh nghiệp có nhu cầu chính đáng đã không thể mua được USD như trước đây.

TS Ngân cho biết, để giải quyết tình trạng này, Chính phủ đang xem xét để ban hành quy định khi mua ngoại tệ mặt của các TCTD được cấp phép, người dân/ doanh nghiệp phải trả cho tổ chức này một khoản phí – phí sử dụng ngoại tệ tiền mặt (ở nước ngoài đã có loại phí này từ lâu).

Ông cho rằng, khi đã giải tỏa được áp lực về mặt phí này, ngân hàng sẽ tăng cường bán ngoại tệ cho người dân/ doanh nghiệp có nhu cầu chính đáng.

Bên cạnh đó, ông cũng khẳng định không có chuyện ép người dân bán vàng khi NHNN đề xuất người dân chỉ có thể bán cho NHNN hoặc đầu mối do cơ quan này chỉ định, mà không được phép mua lại.

Theo ông, quản lý thị trường vàng mục tiêu là để sao sử dụng hiệu quả nguồn ngoại tệ (vàng) phục vụ cho sản xuất kinh doanh, và làm sao cho giá vàng trong nước tương đồng với giá vàng thế giới để tránh đầu cơ, lũng đoạn, và buôn lậu để tránh thất thoát tài sản quốc gia.

Ngoài thị trường đang có những phỏng đoán rằng sắp tới Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng dự trữ bắt buộc đối với các Ngân hàng và tổ chức tín dụng. Theo quan điểm của TS, nếu việc tăng dự trữ bắt buộc được tiến hành chỉ tăng ở những ngân hàng có dấu hiệu tăng nóng dư nợ, còn các ngân hàng chấp hành tốt định hướng của Chính phủ, của Ngân hàng nhà nước thì không có lý do gì bắt tăng dự trữ bắt buộc.

Nguồn Cafef

Comments are closed.