CTCK sắp buộc phải quản lý tách bạch tài khoản

02/11/2012 // No Comment // Categories: Thị trường chứng khoán.

CTCK sẽ phải xây dựng hệ thống đáp ứng cả hai phương thức quản lý tài khoản sử dụng tài khoản tổng và tách bạch tài khoản, để NĐT lựa chọn.

Đại diện Ủy ban chứng khoán (UBCK) cho biết, việc buộc các công ty chứng khoán (CTCK) quản lý tách bạch tài khoản của họ với tài khoản của khách hàng đã được quy định tại dự thảo Thông tư thay thế Quyết định 27/2007/QĐ-BTC về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động chứng khoán. Lẽ ra văn bản này đã được ban hành giữa năm nhưng vì lý do kỹ thuật, nên dự thảo lần cuối vừa được UBCK trình Bộ tài chính xem xét ban hành trong năm nay.

Để giảm thiểu nguy cơ CTCK nhập nhèm tài khoản của nhà đầu tư (NĐT) dự thảo thông tư quy định : CTCK phải xây dựng hệ thông để đáp ứng cả hai phương thức quản lý tiềncho khách hàng.

Việc vẫn để CTCK áp dụng mô hình tài khoản tổng (phương thức thứ nhất) bởi trước lúc đặt lệnh mua cho NĐT, CTCK phải kiểm tra số dư tiền tài khoản của NĐT tại ngân hàng.

Tiếp đó, CTCK thống nhất với ngân hàng phong tỏa số tiền phục vụ thanh toán, đảm bảo số dư đủ 100%. Nếu không phong tỏa thì sau khi khớp lệnh, NĐT vẫn rút được tiền sẽ khiến hoạt động thanh toán bù trự bị thiếu hụt, mất an toàn hệ thống.

Quy trình phức tạp có thể ảnh hưởng tới việc đặt lệnh của NĐT, bởi việc kiểm tra số dư tiền không phải lúc nào cũng thực hiện được.

Thứ nhất, CTCK mở tài khoản chuyên dụng tại ngân hàng thương mại (NHTM) để quản lý tiền của khách hàng. Tiền trên tài khoản chuyên dụng không thuộc sở hữu của CTCK mà thuộc sở hữu của NĐT. Tài khoản này mở riêng và tách bạch với các tài khoản khách của CTCK. CTCK và NHTM mởi tài khoản chuyên dụng có nghĩa vụ quản lý tài khoản này chỉ phục vụ cho giao dịch của khách hàng. (Phương thức này vẫn là mô hình tài khoản tổng).

Thứ hai, khách hàng mở tài khoản trực tiếp tại NHTM do CTCK lựa chọn, để quản lý tiền giao dịch chứng khoán. Với phương thức này, CTCK và NHTM có thỏa thuận về cách thức xác nhận, phong tỏa số dư tiền và chuyển tiền thanh toán giao dịch của khách hàng. CTCK phải mở tài khoản trung chuyển chuyên dùng tại NHTM do CTCK chọn để phục vụ giao dịch của khách hàng.

Cũng theo đại diện UBCK, mô hình tài khoản tổng đang được đa số thị trường sử dụng. Trên thế giới chỉ có 2 nước chọn mô hình tách bạch tài khoản. Mỗi mô hình đều có điểm mạnh, điểm yếu nên trước mắt cơ quan quản lý đưa ra 2 phương thức nêu trên để NĐT lựa chọn.

Với giải pháp tách bạch tài khoản (phương thức số 2), NĐT có thể phải chấp nhận các hạn chế : giao dịch chậm, gặp phiền hà trong in sao kê tài khoản,… nhưng đổi lại tài sản được an toàn hơn. Ngược lại, NĐT không chấp nhận những hạn chế của phương thức này thì chọn phương án mở tài khoản tổng, để các giao dịch diễn ra thuận lợi hơn nhưng rủi ro về an toàn tài sản cao hơn.

Đại diện UBCK cho biết, ” Trên cơ sở triển khai hai phương thức, nếu mô hình tách bạch tài khoản được triển khai tốt, kết nối nhanh, kiểm tra số dư chuẩn xác, mở ra nhiều kênh kết nối linh hoạt với các ngân hàng thì cơ quan quản lý sẽ có văn bản chấm dứt triển khai mô hình tài khoản tổng, để chuyển đồng loạt sang mô hình tách bạch tài khoản. Đây là bước qua độ để giảm thiểu tiêu cực cho cả NĐT và CTCK”.

Cũng theo vị đại diện này, trường hợp NĐT kiêm CTCK vì có hành vi “lấy trộm” tiền của khách hàng, UBCK đều chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để xem xét xử lý. Việc áp dụng các biện pháp xử lý hình sự hữu hiệu hơn đối với hành vi lấy cắp tiền của NĐT, sẽ góp phần quan trọng đẩy lùi hành vi tiêu cực này.

Theo Đầu tư chứng khoán

Comments are closed.