Chứng khoán ngày 16/7: Thanh khoản tiếp tục tăng

16/07/2013 // No Comment // Categories: Thị trường chứng khoán.

Trong khi các cổ phiếu lớn phiên hôm nay tỏ ra yếu đi thì nhiều cổ phiếu trung bình và nhỏ lại tăng tốt, giúp độ rộng mở rộng và chỉ số xanh nhẹ.

 

Phiên giao dịch hôm nay chịu ảnh hưởng lớn từ các cổ phiếu vốn hóa hàng đầu giao dịch không tốt. VN-Index chốt phiên tăng nhẹ 0,43% nhờ 8 mã trần và 83 mã tăng, so với 13 mã sàn, 79 mã giảm. Rổ VN30 lại có độ rộng thu hẹp đáng kể với 11 mã giảm và 6 mã tăng. VN30-Index chỉ tăng 0,21%.

 

Giao dịch bất ngờ nhất trong nhóm blue-chips thuộc về VIC. Ảnh hưởng rất lớn tới HSX khi cổ phiếu này đột ngột yếu đi trông thấy vào phiên sáng. Đã có lúc VIC sụt giảm tới 2,33% so với tham chiếu. Cuối phiên chiều VIC có phục hồi một chút, thu hẹp được mức giảm còn 0,78%, nhưng vẫn là nguyên nhân quan trọng khiến VN-Index suy yếu.

 

Giao dịch của VIC phiên này có sự tham gia của các nhà đầu tư lớn với mức thanh khoản cao chưa từng có trong lịch sử. Khoảng 3,29 triệu cổ phiếu đã được sang tay, tương đương giá trị 209,9 tỷ đồng. VIC dẫn đầu HSX về mức thanh khoản và chiếm 22,7% giá trị toàn sàn.

 

Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tại VIC khá cao so với thị trường, nhưng thực tế nhà đầu tư trong nước mới là “tay chơi” chính hôm nay. Khối ngoại chỉ chiếm 6% giao dịch mua và 3% giao dịch bán của VIC, mức mua ròng khoảng 6,2 tỷ đồng. Việc VIC sụt giảm trong hầu hết thời gian của phiên thể hiện áp lực xả hàng rất cao. Với một khối lượng bán ra lớn như vậy, nếu cầu không tăng lên đột biến thì VIC đã có thể sụt giảm mạnh hơn.

 

Trong 4 phiên gần đây VIC đạt mức thanh khoản rất cao, bình quân 2,64 triệu cổ phiếu được giao dịch mỗi phiên, trong khi bình quân một tháng trước đó chưa tới 700.000 đơn vị/phiên. VIC có thể coi là đang có đột biến về thanh khoản.

 

Ngoài giao dịch của VIC, mức sụt giảm của nhiều cổ phiếu khác trong rổ VN30 không cao. BVH, CII, DIG, HPG, VSH giảm hai bước giá, còn lại đều giảm ở mức tối thiểu. Không có dấu hiệu liên hệ nào giữa giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài với biến động giá ở các mã này. Khối lượng bán của khối ngoại nhìn chung đều rất thấp, không đủ sức chi phối giá. HPG thậm chí còn được mua ròng nhẹ. Các mã như BVH, DPM, DRC, EIB bị bán ròng mạnh nhất nhưng không phải mã nào cũng giảm giá.

 

Phía tăng giá của rổ VN30 may mắn có mặt VNM. Cổ phiếu này đột nhiên được mua vào rất mạnh giúp giá tăng 1,46% và khối lượng tăng 312% so với phiên trước. Bất ngờ nhất là thanh khoản của VNM, đạt ngưỡng cao nhất trong 41 phiên. Ngoài VNM, đà tăng chỉ được hỗ trợ từ một số cổ phiếu blue-chips khác như FPT, HAG, GMD, PGD, REE… GAS cũng đóng góp đáng kể cho VN-Index khi tăng 1,57% nhưng lại không tác động lên VN30-Index.

 

Độ rộng của rổ VN30 thu hẹp khá nhiều, nhưng được bù lại từ các cổ phiếu khác. Phần lớn các cổ phiếu tăng giá của HSX nằm trong số vốn hóa trung bình và nhỏ. Bản thân giao dịch của khối ngoại trong nhóm này cũng tích cực hơn. Rổ VN30 bị bán ròng 12,9 tỷ đồng nhưng toàn sàn HSX chỉ bị bán ròng 1,7 tỷ đồng.

 

Sàn HNX hôm nay có sự phân hóa trong nhóm đầu cơ. Trong khi các mã quen thuộc như PVX, SCR, VCG… giao dịch bình thường và đứng tham chiếu, nhóm cổ phiếu chứng khoán bất ngờ khởi sắc nhẹ. BVS, KLS, VND, SHS – những cổ phiếu chứng khoán hàng đầu ở sàn này – đều tăng.

 

HNX-Index chốt phiên với mức giảm nhẹ 0,05% và HNX30-Index tăng 0,22%. Ngay sự khác biệt ở chỉ số cũng thể hiện xu hướng giá trái ngược với HSX: Trong khi nhóm vốn hóa lớn ở HSX suy yếu và ảnh hưởng tới chỉ số, thì nhóm vốn hóa lớn trên HNX lại tạo lực đỡ chính. Độ rộng của HNX thu hẹp đáng kể với 7 mã sàn, 70 mã giảm và 13 mã trần, 58 mã tăng. Rổ HNX30 có 11 mã tăng và 3 mã giảm.

 

Biến động của thanh khoản vẫn cho thấy dấu hiệu dòng vốn chưa quay lại HNX và tập trung nhiều hơn ở HSX. Sàn Hà Nội khớp lệnh giảm 6% về giá trị, chỉ đạt 137,3 tỷ đồng. Trong khi đó HSX khớp lệnh tăng hơn 5%, đạt 924,3 tỷ đồng.

how to enlarge penis size

Theo Vneconomy

Comments are closed.