Tâm lý nhà đầu tư trong nước đã tốt hơn rất nhiều

02/10/2013 // No Comment // Categories: Thị trường chứng khoán.

Hàng loạt thông tin tốt xấu trái chiều xuất hiện trên thị trường trong 1 tuần trở lại đây như thông tin phát biểu của Thủ tướng về nới room ngân hàng lên 49%, chỉ số PMI vượt mức 50 điểm, Chính phủ Mỹ đóng cửa…đã khiến giao dịch trên TTCK Việt Nam rất sôi động. KLGD trên sàn HoSE trong phiên hôm qua (1/10) đạt 98 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch đạt gần 1.500 tỷ đồng.

Chúng tôi đã có trao đổi với ông Lê Đắc An, Trường phòng tư vấn đầu tư CTCP Chứng khoán Tân Việt về các thông tin tác động đến nhà đầu tư giai đoạn này cũng như kỳ vọng về TTCK trong quý 4/2013.

Thưa ông, phiên giao dịch 1/10 khi thị trường xuất hiện thông tin Chính phủ Mỹ đóng cửa đã có dấu hiệu chốt lời nhưng sự hoảng loạn bán tháo đã không diễn ra, theo ông lý do của điều này là gì?

Đúng là phiên giao dịch ngày 1/10 đã có sự chốt lời trên cả hai sàn nhưng không có sự hoảng loạn, có một sự lo ngại đôi chút nhưng tôi nghĩ rằng TTCK Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiều từ thông tin này, nếu có chỉ là ảnh hưởng của giao dịch của các quỹ ETF mà thôi.

Chúng ta đều biết rằng thông tin về khả năng Chính phủ Mỹ đóng cửa không phải là thông tin mới, cách đây một tuần rất nhiều chuyên gia đã đặt giả thiết về vấn đề này nhưng thực tế các quỹ ETF vẫn huy động thêm được tiền của nhà đầu tư trong tuần vừa qua. Do đó thông tin về Chính phủ Mỹ đóng cửa đã được phản ánh trên thị trường trước đó rồi.

Vậy ông đánh giá thế nào về các thông tin hỗ trợ thị trường trong giai đoạn hiện nay? Thủ tướng trả lời Bloomberg về việc phá giá VND 2% từ nay đến cuối năm và sẽ nới room ngân hàng lên 49%. Chúng ta đều biết lộ trình nới room đã được đưa ra từ rất lâu nhưng để thực thi cần một thời gian dài, tại sao NĐT vẫn rất hưng phấn với các thông tin này?

Trước đây tin mở room đều xuất phát từ các đề xuất của UBCK và các Hiệp hội đầu tư chứng khoán đưa lên Bộ Tài chính để lấy ý kiến các thành viên và đưa vào các cuộc họp để chờ phê duyệt. Tuy nhiên chúng ta thấy rằng bối cảnh hiện tại đã khác hoàn toàn.

Thủ tướng phát biểu chính thức trong các cuộc gặp với đối tác quốc tế, mặc dù chưa có văn bản chính thức nhưng khi phát ngôn ra bên ngoài thì đó là phát ngôn chính thức. Do đó NĐT có thể kỳ vọng bước mở room đã gần hơn rất nhiều nên NĐT tỏ ra rất hưng phấn với thị trường giai đoạn này.

Còn đối với tin phá giá VND 2%, theo tôi đây không phải là tin tiêu cực mà lại là tin tích cực. Nhiều chuyên gia trước đó đã đánh giá rằng nếu để VND định giá quá cao sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp cũng như thu hút luồng vốn đầu tư của các đối tác quốc tế. Việc phá giá VND 2% hiện tại chúng ta chưa thể lượng hóa tác động của nó một cách rõ ràng nhưng nó sẽ có tác động kích thích xuất khẩu về thu hút vốn đầu tư vào Việt Nam.

Với các thông tin đa chiều như vậy, ông đánh giá thế nào về tiềm năng tăng trưởng của TTCK trong quý 4, sau khi đã trải qua một quý 3 khá ảm đạm?

Chúng ta đã trải qua một quý 3 giao dịch trầm lắng bởi tâm lý các nhà đầu tư trong nước bị mất định hướng. Giao dịch trên thị trường trong quý 3 chủ yếu bị tác động bởi các NĐT nước ngoài và các quỹ ETF, tập trung vào nhóm bluechips trong Vn30 trong khi hầu hết các cổ phiếu khác giảm giá rất nhiều, đặc biệt là các cổ phiếu trên sàn Hà Nội.

Tuy nhiên chúng ta thấy rằng trong các phiên gần đây thanh khoản thị trường đã tăng lên rất nhiều, mức giao dịch 1.000 tỷ đã trở nên khá phổ biến và một điều nhấn mạnh là VN-Index đã có đà tăng mạnh hơn Vn30.

Điều này cho thấy rằng mức độ đóng góp của các cổ phiếu trong danh mục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài đã ít hơn rất nhiều so với thị trường chung, và các cổ phiếu ngoài VN30 tăng nhiều hơn, nó cũng cho thấy mức độ đóng góp cũng như mức độ lạc quan của giới đầu tư trong nước đã tăng lên rất nhiều.

Dòng tiền đầu cơ bắt đầu quay trở lại, theo ông tại sao NĐT trong nước lại trở nên quan tâm đến các cổ phiếu midcap và penny giai đoạn này?

Nhóm cổ phiếu bluechips đã được NĐT nước ngoài mua ròng trong một thời gian tương đối dài khiến các mã này tăng mạnh. Theo thống kê của chúng tôi PE của nhóm bluechips lên đến 7-8 lần trong khi PE của các cổ phiếu midcap chỉ ở mức 4-5 lần thậm chí 3 lần.

Thời gian vừa qua nhóm cổ phiếu midcap và penny gần như bị “lãng quên” bởi thị trường chủ yếu bị chi phối bởi giao dịch của NĐT nước ngoài. Trong khi khối ngoại chỉ quan tâm đến các cổ phiếu có vốn hóa lớn và có thanh khoản cao thì các cổ phiếu midcap không đáp ứng được các tiêu chí đó nên chịu chi phối bởi dòng tiền trong nước.

Nay tâm lý NĐT trong nước đã ổn định hơn, họ đầu tư cổ phiếu midcap không chỉ tìm kiếm cơ hội đầu cơ ngắn hạn mà còn có cả dòng tiền đầu tư trung và dài hạn.

Nếu tìm kiếm cơ hội đầu tư theo ngành, theo ông ngành nào sẽ hấp dẫn trong quý 4/2013?

Nếu nhìn lại lịch sử chúng ta có thể kỳ vọng vào ngành bất động sản và xây dựng thường có kết quả kinh doanh tốt trong quý 4. Dòng tiền đầu cơ trong thời gian gần đây cũng tập trung vào nhóm BĐS và xây dựng là chủ yếu. Chúng tôi hy vọng trong nhóm BĐS trên thị trường vẫn có những doanh nghiệp trụ vững và có KQKD tốt, có triển vọng cao đều đầu tư theo nhóm ngành.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng trong giai đoạn hiện tại chọn đầu tư theo nhóm ngành vẫn có rủi ro nhất định, chúng ta nên chọn các doanh nghiệp có chỉ số cơ bản tốt về doanh thu, lợi nhuận, PE hơn là đánh sóng ngành bởi trong mỗi ngành đều có doanh nghiệp tốt xấu lẫn lộn.

Xin cảm ơn ông.

Phương Mai

android spy app

Theo Trí Thức Trẻ/ Cafef

zp8497586rq

Comments are closed.