Bộ Tài chính bác tin đồn tăng giá xăng

27/04/2011 // No Comment // Categories: Hàng hóa - Nguyên vật liệu.

Tin xăng chuẩn bị lên 24.000 đồng một lít xuất hiện ở khu vực Hà Nội, TP HCM hai ngày nay. Tuy nhiên, Bộ Tài chính tuyên bố chưa có quyết định điều chỉnh.


Tin đồn giá xăng chuẩn bị tăng thêm 2.700 đồng lên mức 24.000 đồng bắt đầu xuất hiện trong cộng đồng mạng từ chiều 25/4 và vẫn lan truyền đến tận hôm nay. Họ tranh thủ thông báo tin tức cho nhau qua hệ thống Yahoo! Messenger. Chị Vân, một thành viên trên diễn đàn Facebook chẳng biết thực hư thế nào cũng vội mang chiếc Yaris đi đổ cho đầy bình xăng. Chưa hết, chị còn thông báo cho ông xã để cùng “tranh thủ mua hàng” trước khi giá có thể tăng.

Từ chiều 26/4 đến nay, VnExpress.net cũng nhận được thắc mắc của độc giả về khả năng tăng giá xăng. Một số đại lý kinh doanh xăng dầu ở TP HCM và Hà Nội cũng gọi tới tòa soạn thông báo khách hàng của họ đang lo lắng giá có thể thay đổi.

Một lãnh đạo Tổng công ty Dầu VN (PV Oil) cũng cho biết ông nhận được tin đồn về chuyện xăng tăng giá cách đây cả tuần. Ông này cho rằng có thể người tiêu dùng dự đoán rằng với tình hình giá thế giới tăng cao, xét theo Nghị định 84 và trong vòng 30 ngày, cơ quan chức năng có thể tính đến phương án xử lý. “Giá thế giới tăng cao có thể là một trong số những nguyên nhân chính phát sinh tin đồn”, vị lãnh đạo này nói.

Ông cho biết hiện tại, các doanh nghiệp chưa có bất cứ kiến nghị gì đối với Liên bộ Tài chính – Công Thương về việc tăng giá bán. Lãnh đạo Hãng cung ứng xăng dầu lớn nhất Việt Nam là Petrolimex cũng khẳng định đây là tin đồn. “Chúng tôi chưa nhận được bất cứ thông tin nào thông báo từ cấp có thẩm quyền”, vị lãnh đạo Petrolimex nói.

Cục trưởng Cục Quản lý Giá, Bộ Tài chính – Nguyễn Tiến Thỏa đang có chuyến công tác tại Đà Nẵng cũng giật mình khi nghe một số người thân thông báo xăng lên mức 24.000 đồng. Thông qua VnExpress.net, ông Thỏa khẳng định chuyện giá thế giới biến động là có thật. Tuy nhiên, cơ quan quản lý tiếp tục theo dõi chứ chưa có bất cứ phương án điều chỉnh nào.

Trong lịch sử xăng dầu từng xảy ra rất nhiều tin đồn về chuyện tăng giá hoặc thiếu nguồn cung. Thậm chí hồi đầu tháng 8/2008, Bộ Công Thương còn tiến hành điều tra nguồn gốc phát tán tin đồn giá xăng tăng.

�~ ������0U do. Lý giải chung có ở cú hích chuyển đổi vốn USD sang VND trong dân cư từ sức ép của chính sách trần lãi suất huy động, chính sách kết hối, việc siết thị trường tự do… Nhưng với người nắm giữ USD thì chắc là không chỉ chung chung như vậy.

Với họ là cụ thể hơn. Nếu găm giữ, họ đang thấy giá trị quy đổi sang VND giảm đi nhiều lần trong ngày như vậy. Rộng hơn là tình thế tương tự của các nhà băng, nên mới có hiện tượng nhân viên ngân hàng chào mời doanh nghiệp mua ngoại tệ. Đó là thực tế đang diễn ra những ngày qua, xu hướng giảm đang thể hiện. Còn sắp tới, Ngân hàng Nhà nước thu hẹp tổng trại thái ngoại tệ nữa thì sao? Hay lại có đề xuất áp lãi suất huy động USD 0%/năm đối với tổ chức kinh tế?…

Ngược lại, những ngày này là mùa gặt vàng cho một hướng lựa chọn đầu tư đồng USD thời cao điểm vừa qua.

Lãi đơn, lãi kép

Cuối năm 2010 đầu 2011, thị trường chứng kiến những quyết định tăng lãi suất huy động USD dồn dập của một số ngân hàng thương mại. Cầu tín dụng ngoại tệ cao, năng lực huy động cần tăng cường để đáp ứng. Nhưng len lỏi trong diễn biến này là đường đi của một dòng vốn quy đổi.

Thời điểm đó, cán bộ ngoại hối của một chi nhánh ngân hàng tại Hà Nội tính toán rằng, huy động USD lãi suất chỉ 5,5%/năm, bán ra giá “hữu nghị” 21.000 VND, lấy vốn VND chuyển đổi đó cho vay cỡ 18%/năm. Chênh lệch lãi suất lớn tạo nên lợi nhuận lớn. Và tính toán tương đối cho thấy nếu tỷ giá trong kỳ tăng từ 13% trở lên so với thời điểm chuyển đổi mới có rủi ro. Nhưng việc tỷ giá tăng một bước mạnh như vậy trong kỳ chuyển đổi ngắn hạn là khó xẩy ra. Cán bộ này cho biết ngân hàng mình đã chọn hướng đầu tư này.

Và nay, tỷ giá liên tiếp lao dốc là mùa gặt vàng cho hoạt động gom mua USD giá thấp trả lại cho hợp đồng tiền gửi ngoại tệ đáo hạn. Giả sử, với mức mua vào 20.630 VND cuối ngày 26/4, so với mức bán ra “hữu nghị” 21.000 VND trước đó, hướng đầu tư này có thêm chênh lệch gần 1,8% nữa, cộng với chênh lệch lãi suất quy đổi, lãi đơn lãi kép.

Tương tự, hoạt động vay vốn bằng USD của các doanh nghiệp cuối năm 2010 và đầu 2011 cũng đang đón một mùa vàng “tình cờ”. Lãi vay USD thấp hơn VND, chuyển đổi sang VND để đưa vào sản xuất kinh doanh trước đó được tỷ giá cao, nay có thể mua vào với tỷ giá thấp để trả nợ.

Lãi đơn, lãi kép, lợi nhuận lớn của hướng đầu tư này đang mở ra qua xu hướng điều chỉnh tỷ giá hiện nay. Với giới đầu tư chứng khoán, con đường này không có gì lạ, hoạt động bán khống. Dĩ nhiên, đi cùng với đó là cơ sở của những tính toán, khả năng chấp nhận rủi ro với biến động của tỷ giá.

Và những ngày này, khái niệm “bắt dao rơi” có vẻ như đang xuất hiện trên thị trường ngoại hối, gắn với trạng thái của người canh mua USD trả nợ. Bởi mua hôm nay có thể bị “đắt” hơn ngày mai.

 

 

Comments are closed.