Bất ngờ giảm tốc, CPI tháng 1 tăng 1,74%

24/01/2011 // No Comment // Categories: Tin trong nước.

Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2011 tăng 1,74% so với tháng 12/2010.

Sự điều chỉnh giảm tốc của CPI tháng cận Tết Nguyên đán là tích cực. Hơn nữa, nếu xét về mức tăng cũng không quá bất thường. Trong 10 năm gần đây, chỉ số giá tháng 1 đã có tới 9 năm tăng trên 1%. Tuy nhiên, mức tăng của tháng 1 năm nay vẫn cao nhất trong các tháng cùng kỳ của 3 năm trở lại đây.

So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng này đã tăng 12,17%, cao hơn so với chỉ tiêu tương ứng của tháng trước (11,75%). Diễn biến này có thể ảnh hưởng đến mức lạm phát kỳ vọng của doanh nghiệp và người dân.

Nhìn vào diễn biến thực tế trên thị trường thời điểm này, không khó để xác định nguyên nhân bao trùm ảnh hưởng đến chỉ số giá đến từ các nhóm hàng phục vụ Tết Nguyên đán.

CPI nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 1 đã tăng 2,47% do nhu cầu tiêu thụ gạo đặc sản tăng đẩy nhóm lương thực tăng 2,28%; thịt lợn tăng giá mạnh do thiếu hụt nguồn cung, dầu ăn chịu ảnh hưởng tăng giá nguyên liệu nhập khẩu… khiến CPI nhóm thực phẩm tháng này tăng 2,74%; ăn uống ngoài gia đình cũng tăng 1,8% so với tháng trước.

Tương tự, CPI nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,81%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,67%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,31% do tăng giá sắt thép, xi măng, gas..; giao thông tăng 0,81% chủ yếu do tăng giá vé và dịch vụ sửa chữa phương tiện đi lại…; thiết bị,  đồ dùng gia đình tăng 0,77%.

Trong khi đó, CPI nhóm giáo dục quay trở lại dẫn đầu mức tăng trong tháng 1 do một số tỉnh, thành phố cho áp dụng tăng học phí bậc tiểu học, trung học và dạy nghề đầu học kỳ hai.

Chỉ số giá vàng tháng này giảm nhẹ 0,05% so với tháng trước nhưng tăng 33,87% so với cùng kỳ năm 2010; USD tương ứng giảm 0,32% và tăng 9,45%.

Biểu đồ giá của các nhóm trong tháng 1. Nguồn: GSO, NDHMoney

Nhìn về những tác nhân đối với CPI tháng qua có thể thấy, tồn kho trong xu thế giảm, cung thiếu hụt ở một số mặt hàng tiêu dùng trọng yếu, trong lúc nhu cầu tăng cao ở giai đoạn người dân bắt đầu tích trữ hàng hóa cho nhu cầu tiêu dùng dịp Tết, khiến giá cả tăng cao như thường lệ.

Về cầu kéo, sức mua được hỗ trợ bởi lượng tiền đưa vào lưu thông tiếp tục tăng lên nhờ kỳ vọng từ chính sách tăng lương tối thiểu được áp dụng bắt đầu từ 1/1/2011, và các khoản tiền thưởng Tết của người lao động đang dần giải ngân.

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tháng 12/2010 cho biết, tín dụng đối với nền kinh tế đến cuối tháng 12/2010 ước tăng 2,28% so với cuối tháng 11/2010 và tăng 29,81% so với cuối năm 2009.
Trong khi đó, tổng phương tiện thanh toán đến cuối tháng 12/2010 ước tăng 1,87% so với cuối tháng 11/2010 và tăng 25,3% so với cuối năm 2009; trong đó, tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng tăng 2,14% và 15,01%.

Về chi phí đẩy, doanh nghiệp ngoài các khoản chi tăng thêm do điều chỉnh chính sách tiền lương kể trên, lãi suất cơ bản tăng cũng ảnh hưởng lớn đến giá thành sản xuất. Tuy nhiên, một số nguyên liệu sản xuất quan trọng như xăng dầu, than, điện vẫn giữ giá ổn định là nhân tố có lợi cho việc giảm giá thành. Thị trường ngoại hối cũng đã ổn định hơn trong tháng qua.

Ngược lại, thị trường thế giới tiếp tục gây sức ép lên giá cả trong nước, ở cả chiều xuất và nhập khẩu. Trường hợp điển hình, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng trong tháng vừa qua, sau khi các thị trường châu Phi, châu Á tiếp tục chuyển sang nhập khẩu các loại gạo của Việt Nam.

Như vậy, với việc chỉ số giá khởi động năm 2011 ở mức tăng khá cao, trong khi điểm rơi tăng cao của năm thường vào tháng Tết, cho thấy CPI sẽ còn cơ hội tạo đột biến ở tháng tới. Nhất là, nhiều chính sách kiềm chế giá cả dường như đã quá sức.

Biểu đồ giá của các nhóm trong tháng 1. Nguồn: GSO, NDHMoney

Nhìn về những tác nhân đối với CPI tháng qua có thể thấy, tồn kho trong xu thế giảm, cung thiếu hụt ở một số mặt hàng tiêu dùng trọng yếu, trong lúc nhu cầu tăng cao ở giai đoạn người dân bắt đầu tích trữ hàng hóa cho nhu cầu tiêu dùng dịp Tết, khiến giá cả tăng cao như thường lệ.

Về cầu kéo, sức mua được hỗ trợ bởi lượng tiền đưa vào lưu thông tiếp tục tăng lên nhờ kỳ vọng từ chính sách tăng lương tối thiểu được áp dụng bắt đầu từ 1/1/2011, và các khoản tiền thưởng Tết của người lao động đang dần giải ngân.

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tháng 12/2010 cho biết, tín dụng đối với nền kinh tế đến cuối tháng 12/2010 ước tăng 2,28% so với cuối tháng 11/2010 và tăng 29,81% so với cuối năm 2009.
Trong khi đó, tổng phương tiện thanh toán đến cuối tháng 12/2010 ước tăng 1,87% so với cuối tháng 11/2010 và tăng 25,3% so với cuối năm 2009; trong đó, tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng tăng 2,14% và 15,01%.

Về chi phí đẩy, doanh nghiệp ngoài các khoản chi tăng thêm do điều chỉnh chính sách tiền lương kể trên, lãi suất cơ bản tăng cũng ảnh hưởng lớn đến giá thành sản xuất. Tuy nhiên, một số nguyên liệu sản xuất quan trọng như xăng dầu, than, điện vẫn giữ giá ổn định là nhân tố có lợi cho việc giảm giá thành. Thị trường ngoại hối cũng đã ổn định hơn trong tháng qua.

Ngược lại, thị trường thế giới tiếp tục gây sức ép lên giá cả trong nước, ở cả chiều xuất và nhập khẩu. Trường hợp điển hình, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng trong tháng vừa qua, sau khi các thị trường châu Phi, châu Á tiếp tục chuyển sang nhập khẩu các loại gạo của Việt Nam.

Như vậy, với việc chỉ số giá khởi động năm 2011 ở mức tăng khá cao, trong khi điểm rơi tăng cao của năm thường vào tháng Tết, cho thấy CPI sẽ còn cơ hội tạo đột biến ở tháng tới. Nhất là, nhiều chính sách kiềm chế giá cả dường như đã quá sức.

Theo ndhmoney

Comments are closed.