Kim Long không tiến hành ĐHĐCĐ lần 1 năm 2011

19/03/2011 // No Comment // Categories: Doanh nghiệp.

Sau khi công bố không tiến hành Đại hội đồng cổ đông thường niên (ĐHĐCĐ) lần 1 năm 2011, có nhiều ý kiến chất vấn ông Hà Hoài Nam, chủ tịch HĐQT chứng khoán Kim Long – Mã: KLS.

Đáng chú ý, tại sao KLS lại tham gia vào thị trường bất động sản khi có hàng loạt các tập đoàn lớn đã bước vào thị trường này hàng chục năm và đang chi phối?

Ông Nam cho biết, Kim Long  mới sẽ không tham gia vào thị trường bất động sản một cách đơn lẻ mà sẽ tiến hành liên kết đầu tư các dự án với các đối tác khác.

Có ý kiến cho rằng dù ĐHĐCĐ thông qua, KLS vẫn phải thẩm định lại xem có đủ khả năng chuyển đổi hay không. Về vấn đề này, ông Nam không trả lời trực tiếp mà thông báo HĐQT KLS sẽ đưa vấn đề này trong tờ trình ĐHĐCĐ lần 2.

9h56′: Ông Nam tuyên bố không tiến ĐHĐCĐ lần 1 năm 2011. Hiện ông Nam kêu gọi cổ đông tiến hành bỏ phiếu để HĐQT tham khảo soạn tờ trình lần 2.

Tính đến 9h35′, tức là sau 35 phút so với thời gian dự tính bắt đầu tiến hành ĐHĐCĐ lần 1, đại diện KLS thông báo số cổ đông (người được ủy quyền) tham dự hiện đại diện 66,7 triệu cổ phần, trên 202 triệu cổ phần có quyền biểu quyết, chiếm 33,15%.

Tỷ lệ này không đáp ứng đủ điều kiện tiến hành ĐHĐCĐ lần 1 là tối thiểu 65% số cổ phần có quyền biểu quyết.

Hiện có câu hỏi ông Nam trước đó có trả lời báo chí là hiện tại nhóm cổ đông lợi ích (HĐQT và Ban giám đốc) nắm giữ 40% cổ phần nhưng hiện tại chỉ có 33,15%? Vậy liệu có phải nhóm cổ đông lợi ích cố tình không tới tham dự nhằm mục đích tổ chức ĐHĐCĐ lần thứ 3 (không phụ thuộc vào số cổ đông tham gia và tỷ lệ tham gia biểu quyết)?

Theo ông Nam, hiện HĐQT và Ban giám đốc hiện chỉ nắm giữ 15-16% cổ phần KLS, còn lại là những người bạn của ông Nam, có thể không tới tham gia nhưng ông Nam không có quyền bắt ép.

Trao đổi với cổ đông trước đại hội, ông Nam cho rằng mục đích KLS chuyển đổi ngành nghề kinh doanh là để Kim Long mới có thể góp 30-40% vào một doanh nghiệp, như vậy mới có thể kiểm soát hoạt động. Còn hiện tại, KLS chỉ được khống chế góp 15-20%.

Lĩnh vực kinh doanh chính sau này vẫn là đầu tư. Khi trình ý kiến xin cổ đông thì xin chuyển đổi đăng ký kinh doanh ra nhiều lĩnh vực như bất động sản, công nghệ thông tin, thương mại điện tử… nhưng một công ty không bao giờ có thể tiến hành kinh doanh cùng lúc được nhiều ngành như đăng ký.

Ông Nam cho rằng việc xin ý kiến như vậy là để thuận lợi việc góp vốn sau này vì quá trình xin đăng ký chuyển đổi của những công ty như KLS tốn rất nhiều thời gian, tối thiểu là 3 tháng.

Comments are closed.