Quỹ cứu trợ châu Âu có thể huy động vốn từ Trung Quốc

24/10/2011 // No Comment // Categories: Tin thế giới.

Theo các quan chức châu Âu, huy động vốn từ các quốc gia ngoài khối là lựa chọn đang được xem xét nhằm tăng sức mạnh cho quỹ cứu trợ khu vực.

Các quan chức Liên minh châu Âu (EU) cho biết, phương pháp chủ yếu để tăng quỹ cứu trợ khu vực đồng euro liên quan đến việc dùng nó để bảo hiểm cho trái phiếu, trong khi kết hợp nguồn lực của quỹ với các phương tiện huy động vốn đặc biệt để thu hút vốn từ Trung Quốc hay Brazil.

Sau cuộc họp của các lãnh đạo EU hôm qua cố gắng đưa ra một giải pháp toàn diện cho khủng hoảng, các quan chức cho biết rằng việc kết hợp 2 lựa chọn để tăng quỹ 440 tỷ euro ổn định tài chính châu Âu (EFSF) có thể nhận được sự ủng hộ rộng rãi và các kết luận của hội nghị phản ánh điều đó.

Một quan chức chỉ ra rằng, một phương tiện có mục đích đặc biệt có thể đi kèm với EFSF, trong khi người khác cho rằng nó sẽ liên quan tới Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Các lựa chọn sẽ được thu hẹp trong hội nghị khác diễn ra thứ 4 tới. Tuy nhiên, kết luận của hội nghị hôm qua cho thấy IMF có thể là một đối tác.

Theo đó, G20 phải đảm bảo rằng IMF có đủ nguồn lực để hoàn thành trách nhiệm của mình và có thể khai thác khoản đóng góp cho IMF từ các nước có thặng dư bên ngoài lớn. Người khổng lồ xuất khẩu Trung Quốc có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới, thường được G20 nhắc tới như một quốc gia có thặng dư bên ngoài lớn với nguồn tài sản công 230 tỷ USD.

Các nước khu vực đồng euro muốn tăng sức mạnh cho EFSF nhưng các nước thành viên không muốn bỏ tiền vào quỹ khi dân chúng phản đối và điều đó có thể đe dọa tới xếp hạng tín dụng của Pháp.

Pháp muốn biến EFSF thành một ngân hàng để có thể khai thác nguồn vốn từ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), nhưng Đức và ECB loại bỏ khả năng này, cho rằng sẽ vi phạm các điều ước của EU.

Theo quan chức khu vực đồng euro, IMF có thể thiết lập một phương tiện đặc biệt có thể sử dụng vốn từ các nước trên thế giới để đảm bảo cho trái phiếu phát hành tại các nước khu vực đồng euro.

Trung Quốc đã đưa ra tín hiệu rằng, để đổi lấy sự giúp đỡ, châu Âu sẽ phải để mở đầu tư và thương mại, công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường.

 

Comments are closed.