Những vấn đề mà châu Âu phải quyết định tại hội nghị thượng đỉnh 26/10

25/10/2011 // No Comment // Categories: Tin thế giới.

Tại cuộc họp Thượng đỉnh châu Âu ngày mai, lãnh đạo khu vực được chờ đợi đưa ra một loạt các quyết định dứt khoát nhằm ngăn chặn khủng hoảng nợ.

Lãnh đạo 17 nước thành viên khu vực đồng euro (eurozone) sẽ tiếp tục họp ngày mai tại Brussels để đưa ra chiến lược hợp lý để giải quyết những vấn đề khủng hoảng nợ.

Sau khi đạt được sự đồng thuận về việc hỗ trợ cho các ngân hàng trong phần đầu tiên của cuộc họp ngày Chủ nhật, dưới đây là một số quyết định chủ chốt mà các lãnh đạo châu Âu có thể đưa ra trong ngày mai nhằm giải quyết khủng hoảng đã kéo dài gần 2 năm và đe dọa kinh tế toàn cầu.

Tái cấp vốn cho các ngân hàng

Các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) chấp nhận khoản tiền khoảng 100 tỷ euro (135 tỷ USD) cần thiết để tăng cường sức mạnh cho các ngân hàng, bảo vệ họ trước thiệt hại do các khoản nợ của Hy Lạp và tác động lây lan.

Các nhà đầu tư tư nhân sẽ chịu trách nhiệm đầu tiên trong việc tăng vốn cho các quỹ nhưng nếu không đủ khi các chính phủ sẽ phải tham gia. Biện pháp cuối cùng sẽ là quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) sẽ được sử dụng để cung cấp tiền cho các chính phủ nhằm giúp vực dậy các ngân hàng.

Chi tiết cuối cùng sẽ được các bộ trưởng Tài chính thông qua trong ngày mai, và các ngân hàng sẽ nhận được nguồn vốn bổ sung tới tháng 6/2012.

Giám sát và điều hành kinh tế

Các lãnh đạo eurozone nhất trí về các quy định nghiêm khắc hơn để kiểm soát nền tài chính quốc gia của mình, bao gồm cả tiền phạt cho những vi phạm giới hạn nợ trên 60% GDP và thâm hụt ngân sách giới hạn 3% GDP.

Các kế hoạch ngân sách quốc gia cũng sẽ được giám sát chặt chẽ hơn để có sự phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô tốt hơn giữa các thành viên trong khu vực.

Một cố cơ cấu ra quyết định tại EU, bao gồm cả cách điều hành Eurogroup – tập hợp các bộ trưởng Tài chính eurozone – cũng sẽ được thay đổi. Hội nghị Thượng đỉnh eurozone sẽ diễn ra 2 lần mỗi năm để các lãnh đạo có thể phối hợp kinh tế chặt chẽ hơn.

Các lãnh đạo eurozone đang xem xét tăng cường sự đồng thuận kinh tế và kỷ luật tài chính, bao gồm khả năng thay đổi hiệp ước nhằm cho phép can thiệp vào ngân sách quốc gia của các chính phủ eurozone.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy được yêu cầu báo cáo vấn đề này trong tháng 12.

Quỹ Ổn định tài chính châu Âu (EFSF)

EFSF được thành lập năm ngoái và đã được sử dụng để hỗ trợ cho Bồ Đào Nha và Ireland. Quỹ trị giá 400 tỷ euro dựa trên cơ sở bảo đảm từ tất cả các nước thành viên và tăng vốn trên thị trường quốc tế thông qua việc phát hành trái phiếu. Xếp hạng tín dụng của quỹ hiện ở AAA.

Thị trường tài chính không tin rằng EFSF đủ lớn để giải quyết những vấn đề nợ tại Italia và Tây Ban Nha, các lãnh đạo eurozone hiện giờ đang cố gắng để tăng quỹ, mà không tăng phần đảm bảo của các chính phủ.

Hiện giờ có 2 khả năng lựa chọn, có thể song song, mà đòi hỏi sử dụng quỹ để bảo đảm cho bất kỳ khoản nợ mới phát hành nào trong eurozone, và tạo ra một phương tiện đầu tư đặc biệt để huy động vốn từ các nhà đầu tư tư nhân và nước ngoài.

Sự bất đồng trong các bước thực hiện làm tăng lo ngại trên thị trường tài chính về khả năng kiểm soát khủng hoảng của các lãnh đạo, tăng thêm áp lực cho Italia, Tây Ban Nha và các thị trường nợ khác.

Vấn đề cốt lõi : Hy Lạp

Các lãnh đạo cũng sẽ cố gắng đạt được thỏa thuận về gói viện trợ mới cho Hy Lạp, nước đang nhận khoản vay 110 tỷ euro từ EU và Quỹ Tiền tệ quốc tế. Gói cứu trợ thứ 2 dự kiến ban đầu khoảng 109 tỷ euro, nhưng giờ có thể sẽ lớn hơn.

Thỏa thuận về giói cứu trợ thứ 2 đưa ra lần đầu tiên trong ngày 21/7, cùng với việc các chủ nợ tư nhân của Hy Lạp đồng ý giảm 21% giá trị trái phiếu Hy Lạp, xóa nợ 50 tỷ euro cho Hy Lạp từ nay tới 2014. Tuy nhiên, thỏa thuận đã bị không còn phù hợp và sẽ được thương lượng lại vào ngày mai.

Các chính phủ muốn khu vực tư nhân chấp nhận mức giảm 50 -60% giá trị trái phiếu Hy Lạp, mặc dù vẫn sẽ giảm 50 tỷ euro nợ từ nay tới 2014 do giá trị thị trường của các khoản nợ lao dốc.

Các ngân hàng miễn cưỡng trong việc đàm phán lại thỏa thuận này vì có khả năng khiến họ chịu tổn thất lớn hơn. IMF hoài nghi về khoản tự cắt giảm này liệu có đủ, đề xuất giảm 60% giá trị nợ để ổn định tình hình Hy Lạp trong trung hạn.

Theo DVT

Comments are closed.