Lãi suất liên ngân hàng VND tăng một số kỳ hạn

29/02/2012 // No Comment // Categories: Tài chính - Ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong tuần từ 18-24/2, lãi suất bình quân liên ngân hàng bằng VND kỳ hạn qua đêm và kỳ hạn 3 tháng tăng tương ứng 0,54 điểm % và 1,07 điểm %/năm so với kỳ trước, lãi suất kỳ hạn 9 tháng đứng ở mức 12,88%.

Lãi suất giao dịch các kỳ hạn còn lại đều giảm, mức giảm từ 0,07 điểm % (kỳ hạn 12 tháng) đến 0,82 điểm % (kỳ hạn 6 tháng) so với tuần trước.

Đối với các giao dịch bằng USD, lãi suất kỳ hạn qua đêm, 1 tháng, 3 tháng, trên 12 tháng tăng nhẹ với mức tăng tương ứng 0,23 điểm %; 0,45 điểm %; 0,41 điểm % và 0,55 điểm %/năm so với tuần trước. Lãi suất ở các kỳ hạn còn lại đều giảm nhẹ với mức giảm trong khoảng từ 0,05 điểm % (kỳ hạn 1 tuần, kỳ hạn 12 tháng) đến 0,45 điểm %/năm (kỳ hạn 6 tháng).

Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động VND ít biến động, các tổ chức tín dụng huy động với mức lãi suất phổ biến sát 6%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng, 14%/năm ở các kỳ hạn từ 1 tháng trở lên.

Lãi suất huy động USD phổ biến ở mức 2%/năm đối với tiền gửi của dân cư và 0,5%/năm đối với tiền gửi của tổ chức kinh tế.

Trong khi đó, lãi suất cho vay VND tiếp tục ổn định. Trong tuần qua, Agribank đã điều chỉnh giảm 1-1,5%/năm lãi suất cho vay đối với tất cả các lĩnh vực, VIB điều chỉnh giảm 1,5%/năm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất. Hiện nay, lãi suất cho vay phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu ở mức 14,5-16%/năm, thấp nhất 13,5%/năm; cho vay sản xuất – kinh doanh khác 16,5-20%/năm, thấp nhất 15%/năm, cho vay lĩnh vực phi sản xuất 21-25%/năm.

Lãi suất cho vay USD cũng tiếp tục ổn định so với những tuần trước đó, phổ biến ở mức 6-7,5%/năm đối với ngắn hạn; 7,5-9%/năm đối với trung và dài hạn.
Theo Minh Thúy – Vietnam+

�;� �n@��`D�r> Theo phân tích của vị chuyên gia kinh doanh xăng dầu này, với tính toán của Bộ Tài chính thời điểm đó, giảm thuế cộng với việc xả Quỹ bình ổn tới 1.400 đồng/lít xăng, các doanh nghiệp hòa vốn, nhưng trên thực tế thì không được như vậy.

Với riêng SaigonPetro, Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã cạn kiệt từ lâu. Mức trích lập chỉ 300 đồng/lít trong khi mức xả Quỹ như ở xăng đã gấp tới 2,5 lần thì có thể hiễu, các doanh nghiệp chỉ được “hưởng” mức bù 1.100 đồng/lít xăng. Nhưng khi Quỹ đã tiêu dùng hết cho việc bình ổn thì nghĩa là thời gian qua, các doanh nghiệp buộc phải trích âm Quỹ, ăn cả vào vốn của doanh nghiệp nên doanh nghiệp càng lỗ thêm.

Đầu tháng 3 sẽ tính chuyện xin tăng giá

Có thể thấy, riêng mặt hàng xăng, mức xả bù từ Quỹ đã tăng rất cao, thuế đã lùi đến giới hạn 0%, nếu giá thế giới tiếp tục tăng như 7 ngày qua thì khả năng, sức ép giá xăng dầu bị điều chỉnh tăng là khó tránh khỏi.

Không ít ý kiến trong giới kinh doanh xăng dầu cho rằng, động thái giảm thuế của Bộ Tài chính vừa qua sẽ tiềm ẩn rủi ro về sau, khó hơn cho điều hành thị trường.

Vì lẽ, Bộ trông chờ vào công cụ Quỹ bình ổn nhưng nguồn này chưa bao giờ là cứu cánh hữu hiệu. Quan sát thời gian qua, cứ trích lập Quỹ bình ổn được 5 tháng nhưng chỉ cần xả trong 1 tháng là Quỹ đã hết sạch, tiếp tục xả Quỹ là lấn vào vốn của doanh nghiệp.

Các kênh thông tin quốc tế cũng đã dự báo giá xăng dầu thế giới còn có thể tăng cao hơn nữa vào tháng 3, tháng 4 do bất ổn chính trị tại Trung Đông, quan hệ căng thẳng giữa châu Âu và nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, Iran vẫn leo thang. Đây cũng là thời điểm nhu cầu về xăng dầu của Mỹ gia tăng cao do rơi vào mùa lễ hội.

Một cách khách quan, các nhà bán lẻ xăng dầu cho rằng, thà cơ quan quản lý cho tăng giá xăng dầu ở mức nhẹ, 500-1000 đồng/lít thay vì giảm thuế như hôm 21/2. Sau đó, dư địa thuế 4-5% sẽ để “dành” ứng phó cho biến động thị trường giai đoạn 30 ngày sau.

Tuy nhiên, khi thuế là giải pháp được lựa chọn trước, tình hình này khiến nhiều vị chuyên gia lo ngại, thị trường xăng dầu tháng 3 của Việt Nam sẽ quay trở lại kịch bản như hồi tháng 2-3/2011 vì quá níu giữ, đến khi tăng lại tăng sốc tới 3000-5.000 đồng/lít.

Nguồn VEF

Comments are closed.