Nguồn viện trợ “bí mật” trị giá 100 tỷ euro của các ngân hàng Hy Lạp

22/05/2012 // 1 comment // Categories: Tin thế giới.

Không có thông báo chính thc, không có điu kin nào được đưa ra, nhưng các ngân hàng đang được chng đ bi khon tin h tr thanh khon có giá tr ước tính khong 100 t euro t ELA.

Sử dụng Quỹ hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp (ELA) để trợ giúp các ngân hàng ở các nền kinh tế yếu kém vốn là một vấn đề ít được chú ý khi nói về khủng hoảng eurozone. Độc lập với nguồn hỗ trợ thanh khoản thông thường và được các chính phủ sử dụng như một công cụ tạm thời khi các ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn, ELA đã đóng vai trò như chiếc phao cứu sinh cho hệ thống tài chính của Ireland và giờ đây còn có vai trò quan trọng hơn ở Hy Lạp.

Như vậy, ECB nắm trong tay quyền lực siêu phàm quyết định số phận của các quốc gia.

Liệu ECB có “ngắt điện” hay không vẫn là vấn đề chưa rõ ràng. ECB luôn luôn miễn cưỡng khi công bố thông tin về ELA.

Trong bản báo cáo tài chính hàng tuần được công bố hôm 24/4 vừa qua, ECB bất ngờ để lộ khoản tăng lên trị giá 121 tỷ USD được gọi là “trái quyền khác đối với các tổ chức tín dụng của khu vực đồng euro.” Điều này có nghĩa 121 tỷ euro là số tiền tối thiểu mà ELA đã được các ngân hàng trung ương trong eurozone cung cấp.

Phân tích các báo cáo tài chính của ECB và các ngân hàng trung ương có thể thấy được nhiều chi tiết hơn. Các chuyên gia phân tích tại Barclays cho rằng Hy Lạp hiện đang sử dụng 96 tỷ euro trong ELA, Ireland sử dụng 41 tỷ euro và Cyprus sử dụng 4 tỷ. Nếu điều này là chính xác, khoản tiền đang được sử dụng từ ELA lên tới 140 tỷ euro – nhiều hơn so 10% so với số tiền được cung cấp cho các ngân hàng ở eurozone trong các đợt thực hiện chính sách tiền tệ.

Do lo ngại nguy cơ bơm thêm thanh khoản sẽ gây ra lạm phát, nếu sử dụng quá 500 triệu euro trong ELA phải có được sự thông qua của hội đồng gồm 23 thành viên của ECB. Việc sử dụng quỹ ELA sẽ bị dừng lại ngay lập tức nếu 2/3 trong số các thành viên phản đối.

Điều quan trọng là rủi ro sẽ đổ vào các ngân hàng trung ương có liên quan hơn là trải đều trên eurozone với thanh khoản bình thường, mặc dù tất nhiên tất cả các nước sẽ bị ảnh hưởng nếu một nước ra đi. Tuy nhiên, không có giới hạn đối với khoản tiền mà ELA có thể cung cấp và cũng không có qui định về việc các ngân hàng nhận được khoản hỗ trợ phải đưa ra tài sản đảm bảo cũng như qui định về lãi suất mà họ phải trả.

Tuần trước, hội đồng ECB đã loại trừ 4 ngân hàng của Hy Lạp ra khỏi danh sách hỗ trợ thanh khoản, buộc họ phải tìm đến ELA. Lí do không chính thức là những bất ổn chính trị sau cuộc bầu cử vào ngày 6/5 tới có thể ảnh hưởng đến kế hoạch tái cấu trúc vốn của các ngân hàng Hy Lạp.

Theo Laurent Fransolet, chuyên gia phân tích tại Barclays, cắt nguồn trợ giúp từ ELA sẽ là cách để đẩy Hy Lạp ra khỏi eurozone nếu muốn. Tuy nhiên, ECB sẽ không đi đến quyết định đó, ECB sẽ đẩy quyền quyết định sang cho các thế lực chính trị.

Mặc dù vậy, sự không dứt khoát của ECB cũng thực sự ảnh hưởng đến các chính trị gia châu Âu. Hồi cuối năm 2010, việc ECB đe dọa cắt viện trợ đã góp phần thuyết phục được Ireland chấp nhận kế hoạch cứu trợ quốc tế và giờ đây ECB cũng đang hy vọng sẽ có được kết quả tương tự như vậy ở Athen.

Theo Cafef