Hy Lạp “khốn khó” làm rối cả Châu Âu

25/05/2012 // No Comment // Categories: Tin thế giới.

Sẽ không chỉ có một loại hiệu ứng domino gây thiệt hại lớn nếu Hy Lạp buộc phải từ bỏ đồng Euro.

Tại Hội nghị G-8 tại trại David tuần trước, việc giữ Hy Lạp lại trong khu vực đồng euro được thừa nhận ngoài miệng. Nhưng các nhà kinh tế học quan tâm đến cuộc khủng hoảng tài chính đang tiếp diễn tại châu Âu ngày càng tiến gần đến hai kết luận: Hy Lạp rất có thể từ bỏ đồng tiền chung euro hiện đang được 17 quốc gia châu Âu sử dụng.

Và khi đó, có thể chỉ trong một vài tháng, một hiệu ứng domino gây thiệt hại sẽ diễn ra trên khắp các nước châu Âu. Tuy vậy, không phải tất cả các hiệu ứng domino đều giống nhau ở các quốc gia. Và có hai hệ quả có thể xảy ra nếu Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng tiền chung euro mà ít nhà quan sát chú ý.

Viễn cảnh được tất cả mọi người công nhận là Hy Lạp khôi phục lại đồng tiền truyền thống drachma của mình. Trong trường hợp này, tiền lương và giá cả tại Hy Lạp có thể được chuyển đổi từ đồng euro sang đồng drachma và đồng drachma được phép hạ giá để nền kinh tế Hy Lạp cạnh tranh hơn.

Rắc rối phát sinh từ các khoản nợ được định giá bằng đồng euro, đặc biệt nếu đó là người cho vay nước ngoài. Những người cho vay này đương nhiên sẽ phản đối việc được hoàn trả bằng đồng drachmas có giá trị thấp hơn. Tuy nhiên, nếu Hy Lạp phải trả các khoản vay bằng đồng euro thì các khoản nợ có thể trở thành quá lớn đối với họ sau khi đồng drachma bị hạ giá.

Chính vì vậy, hiệu ứng domino có khả năng xảy ra nhất – và được dự đoán rộng rãi nhất – là các khoản nợ từ các nhà tín dụng nước ngoài sẽ được thỏa hiệp sau khi Hy Lạp chuyển sang dùng đồng drachma.

Sẽ có các vụ kiện liên quan tới vấn đề đồng tiền nào được sử dụng, hoặc người vay có thể mất khả năng chi trả các khoản vay, hoặc người cho vay có thể buộc phải chấp nhận giá trị các khoản vay giảm để được thanh toán, nhằm tránh khỏi việc mất khả năng thanh toán hoàn toàn. Cho dù kết quả nào xảy ra, người cho vay cũng bị mất tiền. Giống như trong cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp ở Mỹ, khi một số ngân hàng gặp khó khăn khi thua lỗ, nó sẽ nhanh chóng lây lan sang các ngân hàng khác bởi vì các ngân hàng đều cho vay lẫn nhau.

Đó không phải là một viễn cảnh dễ chịu nhưng ít nhất việc làm thế nào để ứng phó với điều này cũng khá rõ ràng. Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng euro và nền kinh tế nước này sẽ phải gánh chịu hậu quả trong một vài năm nhưng rồi sau đó sẽ ổn định.

Nếu Hy Lạp ra đi, những nước còn lại của khu vực đồng euro có thể được vực dậy dễ dàng hơn. Rất nhiều ngân hàng lớn đang phải gánh chịu sự thua lỗ lớn từ các khoản vay của Hy Lạp. Một số đã phá sản, một số được các ngân hàng mạnh hơn tiếp quản. Các chính phủ phải cứu trợ những ngân hàng thua lỗ nặng nhất. Và hệ thống ngân hàng được làm củng cố trở lại mặc dù với một cái giá khá đắt với những người đóng thuế tại nhiều quốc gia.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu việc Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng tiền chung euro gây ra những loại hiệu ứng domino khác chưa từng có tiền lệ? Hậu quả có thể khó kiểm soát hơn rất nhiều.

Hiện có hai viễn cảnh đều không nhận được sự chú ý đúng mức.

Thứ nhất, những công cụ vốn phái sinh có thể tạo ra một chuỗi phản ứng toàn cầu. Hầu hết mọi người đều nghe nói đến loại bảo đảm tài chính “tổng hợp” phức tạp được biết đến là công cụ vốn phái sinh mà Waren Buffett gọi là “vũ khí tài chính hủy diệt hàng loạt”.

Trong trường hợp trái phiếu, chúng được biết đến như sự bảo đảm tín dụng. Chúng bao gồm tất cả các khoản vay được bảo đảm bằng trái phiếu cũng những những công cụ vô cùng phức tạp có giá trị bằng các chính sách bảo hiểm nếu trái phiếu đó mất khả năng thanh toán. Không ai thực sự biết những công cụ này hoạt động như thế nào trên thị trường tài chính quốc tế nhưng tổng giá trị của tất cả những loại trái phiếu này được ước tính là hơn 50 nghìn tỷ USD trong năm 2008 và tiếp tục phát triển nhanh chóng kể từ đó.

Vấn đề là, nếu các trái phiếu bảo đảm cho những công cụ vốn phái sinh này trở nên không đảm bảo thì tất cả những công cụ vốn phái sinh này cũng trở nên không tin cậy được, thậm chí nếu chúng có tăng thêm giá trị của bản thân những trái phiếu này. Hơn nữa, một số loại đầu tư tổng hợp dựa trên trái phiếu Hy lạp có thể do luật pháp Hy Lạp điều chỉnh, một số khác do luật Anh (nếu khoản đầu tư đó có nguồn ngốc từ Luân Đôn) và một số bởi luật Mỹ (nếu phố Wall có tham gia).

Điều gì sẽ xảy ra nếu một hệ thống pháp luật chấp nhận việc chuyển đổi các khoản vay bằng đồng euro sang đồng drachmas trong khi hệ thống pháp luật khác thì không? Mọi việc đều có thể phải đưa ra tòa giải quyết trong nhiều tháng. Thậm chí tồi tệ hơn, nếu các khoản đầu tư tổng hợp được bảo đảm bằng trái phiếu Hy Lạp trở nên không đáng tin cậy thì tại sao mọi người lại phải tin tưởng vào các khoản đầu tư phức tạp khác liên quan tới trái phiếu Tây Ban Nha hoặc trái phiếu Ý.

Kết quả là cuộc khủng hoảng trong thế giới các khoản đầu tư vốn phái sinh có thể gây ra nhiều hỗn loạn hơn so với sự mất khả năng thanh toán của trái phiếu thông thường, ít nhất bởi vì hầu như không thể xác định được ai nợ ai bao nhiêu.

Hy Lạp nhanh chóng phục hồi và tất cả các quốc gia gặp khó khăn khác cũng muốn dời khỏi khu vực đồng tiền chung euro. Viễn cảnh ngược lại là khả năng Hy Lạp rời bỏ đồng euro và nhanh chóng phát triển bật trở lại một cách đáng ngạc nhiên. Nghịch lý thay điều đó có thể gây ra một loại thảm họa khác.

Cả Argentina và Aixơlen đều phải gánh chịu sự sụp đổ tiền tệ nhưng sau một hoặc hai năm kinh hoàng, các nước này có thể hồi phục và thịnh vượng hơn nếu họ chiến đấu đế cứu lấy đồng tiền mất giá. Các nhà phân tích chỉ ra rằng cả hai nước đều là những nước xuất khẩu lớn thịt, ngũ cốc và cá và rằng doanh thu sẽ bùng nổ sau khi đồng tiền bị mất giá. Nhưng Hy Lạp, theo cách của chính mình, có thể có lợi từ một cuộc phục hồi tương tự – sự hồi phục trong ngành du lịch. Tỷ giá giảm 30% có thể khiến cho du lịch tại Hy Lạp là ý tưởng tốt nhất trong nhiều năm.

Vậy tại sao điều đó lại xấu? Hãy nghĩ đến ý nghĩa của điều này với các quốc gia khác trong khu vực đồng tiền chung euro. Làm thế nào chính phủ Ý có thể thuyết phục người dân về sự cần thiết của mức thuế cao hơn, hoặc chính phủ Tây Ban Nha có thể giải thích cho tình trạng thất nghiệp gia tăng nếu Hy Lạp rõ ràng phát triển hơn sau khi dời khỏi khu vực đồng tiền chung euro? Kết quả là toàn thể Liên minh châu Âu có thể tan rã với những hệ quả tài chính có thể lớn hơn rất nhiều lần so với những hệ quả tài chính của riêng Hy Lạp.

Một viễn cảnh u ám tiêu cực khi Hy Lạp rời bỏ đồng tiền chung euro là kết quả có khả năng xảy ra nhất. Đồng euro đã tạo ra một thể chế tài chính có thể so sánh được về quy mô tài chính với đồng đô la và nếu nó gặp rắc rối nghiêm trọng, các hệ quả tài chính có thể làm chấn động cả thế giới.

Tuyến Nguyễn (Theo Time)

DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM

Comments are closed.