Sau động thái của Moody: ai lợi, ai thiệt?

25/06/2012 // No Comment // Categories: Tin thế giới.

Đng thái ca Moody’s đã to thun li cho các ngân hàng ln khác, không ch châu Âu, đng thi gây khó khăn nhiu hơn cho nhng ngân hàng “chiếu dưới” trong lĩnh vc ngun vn.

TTCK và tín dụng đã phản ứng nhẹ sau khi Hãng xếp hạng tín nhiệm cắt thứ bậc của 15 trong số các ngân hàng lớn nhất thế giới, động thái đã được dự đoán rộng rãi trước đó.

Chi phí bảo hiểm cho sự vỡ nợ của 5 ngân hàng đầu tư lớn nhất nước Mỹ đã giảm do dòng tiền gửi vào các ngân hàng này được đánh giá là sẽ ổn định hơn, ông Otis Casey, Giám đốc nghiên cứu Markit ở New York cho biết.

Chỉ số KBW của cổ phiếu ngân hàng Mỹ đã tăng 1,4% hôm thứ Sáu tuần trước. Trong đó, cổ phiếu của Morgan Stanley tăng 1,3% sau khi đã tăng hơn 3% trước đó, nhờ thứ bậc của ngân hàng này giảm ít hơn mức lo ngại ban đầu.

Động thái hạ bậc xếp hạng của Moody’s cũng hàm ý rằng, các ngân hàng yếu hơn sẽ bị trừng phạt bởi sự mạo hiểm của mình, trong khi các ngân hàng mạnh hơn được tặng thưởng cho những mô hình cấp vốn mang tính phòng thủ. Phần thưởng cho các ngân hàng thận trọng này là những chi phí thấp hơn và sự ổn định hơn của nguồn vốn huy động.

Với những ngân hàng kém hạng, không chỉ chi phí vốn sẽ tăng lên, mà các đối tác thương mại chắc chắn cũng sẽ yêu cầu tài sản thế chấp nhiều hơn nữa, nghĩa là ảnh hưởng tới cả “đầu ra” của các ngân hàng này.

“Đợt hạ xếp hạng tín nhiệm lần này sẽ làm tăng chi phí kinh doanh của các ngân hàng, đồng thời giảm khả năng tiếp cận vốn do bị yêu cầu nộp thêm tài sản thế chấp”, nhà phân tích Michael Symonds của Daiwa Capital Markets nhận định.

Moody’s dành mức xếp hạng cao nhất cho Ngân hàng HSBC, Ngân hàng Hoàng gia Canada và Ngân hàng JP Morgan, những định chế mà tổ chức này cho rằng, đã có khả năng “chịu sốc” tốt hơn so với các đồng nghiệp của họ. Cả ba ngân hàng này được coi là nơi trú ẩn an toàn, do được tài trợ bởi tiền gửi của hàng triệu khách hàng bán lẻ và ít bị phụ thuộc hơn vào thị trường vốn ngắn hạn.

Moody’s đặt xếp hạng tín dụng thấp nhất cho các ngân hàng đã bị ảnh hưởng bởi vấn đề quản lý rủi ro của họ, hoặc có khả năng chống đỡ rủi ro về vốn không mạnh như những đối thủ của mình. Những ngân hàng này bao gồm Morgan Stanley và các ngân hàng có số tiền gửi cá nhân ít ỏi như Bank of America, Citigroup và Ngân hàng Hoàng gia Scotland.

Moody’s đặt Barclays, BNP Paribas, Credit Agricole, Credit Suisse, Deutsche Bank, Goldman Sachs, Societe Generale và UBS vào nhóm ngân hàng tầm trung. Đó là những ngân hàng dựa vào doanh thu thị trường vốn không ổn định để có thể đáp ứng mong đợi của cổ đông.

Đối với các ngân hàng phụ thuộc nhiều vào thị trường vốn, xếp hạng thấp hơn đã gây ra những điều kiện khó khăn, thậm chí là tồi tệ cho họ lúc này, khi mà họ đang phải chịu đựng cuộc khủng hoảng Khu vực đồng euro và suy thoái toàn cầu.

“Thị trường có xu hướng phân biệt nhiều hơn giữa những tổ chức phát hành, đặc biệt là trong thời điểm căng thẳng về vốn hiện nay”, các nhà phân tích từ Citigroup nhận định.

Việc hạ bậc tín nhiệm phản ánh một quan điểm tại các thị trường vốn. Đó là, “một cái gì đó mang tính cơ bản và cấu trúc thì tốt hơn những gì chỉ được coi là sự ồn ào mang tính chu kỳ”, Johannes Wassenberg, Giám đốc điều hành của Moody’s phát biểu. “Chúng tôi đã cố gắng để đánh giá rủi ro từ các thị trường vốn và khả năng chống sốc của các ngân hàng”.

Trước đó, các nhà phân tích đã cảnh báo các ngân hàng đầu tư hãy giữ an toàn vốn cao hơn nữa, việc có thể làm giảm lợi nhuận kinh doanh của họ. Nếu mạo hiểm, cái giá phải trả có thể sẽ lớn hơn nhiều phần lợi nhuận thua thiệt đó, như việc bị hạ bậc xếp hạng tín dụng vừa qua.

 

Moody’s cho biết, một số ngân hàng bị xếp hạng thấp nhất đã thực hiện những thay đổi đáng kể cho mô hình quản lý rủi ro của họ và thay đổi chiến lược để tăng thu nhập từ những hoạt động kinh doanh ổn định hơn như là ngân hàng bán lẻ. Tuy nhiên, sự thành công của những thay đổi này vẫn chưa được kiểm chứng.

Theo Hợp Trang

ĐTCK

Comments are closed.