Lãi suất hạ sẽ ảnh hưởng mạnh tới tỷ giá

26/07/2012 // No Comment // Categories: Tài chính - Ngân hàng.

“Thng đc tuyên b duy trì lãi sut cho vay 15% trong vòng 1 năm là tính toán khoa hc, cn trng”.

Khó hạ lãi suất

Về thông tin có thể hạ thêm 2% lãi suất trong những tháng cuối năm, ông Nghĩa cho rằng phải rất cẩn trọng. Ông Nghĩa tính toán, với lãi suất trần huy động 9%/năm như hiện nay, rủi ro tỷ giá và lạm phát được duy trì ở mức thấp khoảng 1% và 5% thì dư địa để hạ lãi suất còn khoảng 3%. Tuy nhiên NHNN chắc chắn rất thận trọng với điều hành lãi suất ở thời điêm hiện tại.

Trước đó, thời điểm quý IV/2011 và quý I/2012 khi lãi suất huy động ở mức 14%/năm thì hầu hết các ngân hàng thương mại tận dụng duy trì trạng thái ngoại tệ âm để có nội tệ hưởng lãi suất cao. Nhờ đó mà NHNN thu mua lượng dự trữ ngoại hối lớn trong nửa đầu năm 2012.

Khi lãi suất huy động nội tệ giảm dần thì sự hấp dẫn cũng giảm theo. Hiện nay trong nắm giữ giữa đồng nội tệ và ngoại tệ đang trong xu thế giằng co. Khi lãi suất huy động giảm xuống 9%, nhiều NH chuyển từ trạng thái âm ngoại tệ sang dương  ngoại tệ và số lượng này không phải là nhỏ.

“Thời điểm hiện tại rất nhạy cảm về mặt lãi suất và NHNN cũng phải rất thận trọng. Nếu hạ lãi suất xuống thấp thì rất có thể tâm lý găm giữ ngoại tệ sẽ quay lại, đẩy nội tệ ra thị trường và bùng lên nguy cơ lạm phát” – T.S Lê Xuân Nghĩa nói.

Theo đánh giá của TS Lê Xuân Nghĩa, năm 2012 là năm đặc biệt trong điều hành chính sách tiền tệ. Trước đây CP cho phép NHNN một hạn mức tín dụng nhất định. Năm nay CP bỏ quy định về hạn mức cung tiền để NHNN hoàn toàn chủ động điều hành theo lạm phát mục tiêu để quyết định chuyện tăng cung tiền hay rút tiền về.

Ba kịch bản tín dụng 6 tháng cuối năm

Cũng theo tính toán của T.S Nghĩa thì tăng trưởng GDP 2012 và tình hình lạm phát năm sau sẽ phụ thuộc nhiều vào tăng trưởng tín dụng của 6 tháng cuối năm.

Nếu 6 tháng cuối năm tăng tín dụng trung bình 1%/tháng thì tăng trưởng GDP 2012 khoảng 5,1%-5,2% và lạm phát của 5 tháng sau khoảng 0,5%/tháng do độ trễ chính sách.

Nếu tăng trưởng tín dụng nhích lên 1,5%/tháng thì tăng trưởng GDP khoảng 5,3-5,4% trong năm 2012 và lạm phát của 5 tháng sau tăng khoảng 0,5-1%/tháng.

Và nếu chúng ta cố gắng đưa tín dụng ra nền kinh tế với chỉ tiêu đặt ra là 12%, tức là khoảng 2%/tháng thì tăng trưởng chỉ lên 5,5-5,6% nhưng lạm phát sau đó 5 tháng sẽ tăng từ 1-2%/tháng. Nguy cơ lạm phát cao trở lại như 2011 là hiện hữu.

Kinh tế đang rơi vào tình trạng suy kiệt tới mức muốn lên không lên được. Nếu GDP năm nay 5,5% hoặc trên mức này thì LP năm tới sẽ tăng. Vì: tăng trưởng tín dụng ở mức 17%/năm dàn đều trong 12 tháng thì LP sẽ rất thấp vì yếu tố tâm lý ảnh hưởng không mạnh. Nhưng nếu tín dụng chỉ là 12% cả năm nhưng chỉ dàn trong 4 hoặc 6 tháng thì tạo ra cú sốc về cầu, nền kinh tế không hấp thụ hết, lượng tiền mặt dư thừa. Trong thời gian ngắn đẩy tiền nhiều thì người dân sẽ có tâm lý chuẩn bị đối phó với lạm phát và lạm phát sẽ bị bị đẩy lên.

“Nhiều khả năng nền kinh tế yếu tới mức: bơm tiền vào thì nhả ra dẫn tới dư thừa tiền mặt, như thế lạm phát sẽ xảy ra sớm hơn” – ông Nghĩa nói.

TS Lê Xuân Nghĩa cũng phàn nàn về câu chuyện điều hành ngân sách và tín dụng. Năm nào chúng ta cũng gặp phải chuyện: đầu năm ngân sách không giải ngân được, tín dụng cũng không ra được, xuống rất thấp. Trong trường  hợp này, theo ông Nghĩa, nếu ngân sách không ra kịp thì phải đẩy tín dụng lên mạnh. Nhưng DN quan niệm quý 1 là quí sau Tết nên cứ nghỉ ngơi, ăn chơi. Thực tế quý 1 có thể rút nhiều tiền để bù cho ngân sách trong 6 tháng. Sau 6 tháng khi ngân sách tăng lên mạnh mẽ sẽ dàn đều cho các quý thì áp lực lạm phát sẽ xuống thấp.

Ông Nghĩa khẳng định, kinh tế vĩ mô đang tốt lên một cách thực sự, nhưng vi mô gặp vấn đề rất nghiêm trọng mà căn bệnh chủ yếu là suy kiệt vốn và suy kiệt thanh khoản của ngân hàng mà nguyên nhân chính là nợ xấu.

Đến giờ nợ xấu đã quá lớn, tới mức DN và NH không có khả năng tự xử lý, “cục máu đông” đã quá lớn làm nghẽn mạch hệ thống, nên cần có sự can thiệp của Chính phủ./.

Vũ Hạnh(VOV online)

 

Comments are closed.