‘Đưa lãi suất hợp lý, lập tức thị trường bất động sản sẽ sống’

03/04/2012 // No Comment // Categories: Bất động sản.

“Người dân thy lãi sut hp lý ri và mnh dn vay tin mua nhà, nhà đu tư am hiu s cân nhc kênh đu tư có thun li”.

Tại buổi hội thảo “Tìm vốn cho bất động sản” do Tập đoàn FLC tổ chức vừa qua,  PGS.TS Nguyễn Thị Mùi – nguyên thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tiền tệ quốc gia đã đưa ra nhiều phương án huy động vốn đáng chú ý.
Bà Mùi nói:

- “Đối với nguồn vốn bất động sản thì nguồn tín dụng là nguồn chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh này. Một số doanh nghiệp bất động sản dùng khoảng 60% nguồn vốn tín dụng trong kinh doanh, có doanh nghiệp dùng đến 70% hay 80%. Tuy nhiên, cái khó là, khi nói đến ngân hàng thương mại là nói đến vốn ngắn hạn nhưng trong kinh doanh bất động sản là đầu tư dài hạn.

Điều này khiến cho mối liên hệ vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp hàm chứa vấn đề rủi ro cả hai. Vì về phía ngân hàng mà lấy vốn ngắn hạn mang đi cho vay dài sẽ dẫn tới vấn đề thanh khoản, ngược lại, doanh nghiệp đến kỳ trả nợ mà không có khả năng trả thì phải bán tháo hàng đi.

Vốn tín dụng là một mặt, mặc khác thì doanh nghiệp phải tự huy động vốn từ các nguồn khác hoặc phải tích nguồn vốn tự có. Đối với doanh nghiệp bất động sản mà có năng lực tài chính thấp, trong bối cảnh tính thanh khoản thị trường kém thì một là tự hủy hoặc là phải tìm cách để tồn tại. Lựa chọn cách sống là phải tìm cách làm sao bán được hàng ra.

Nhiều doanh nghiệp vừa qua đã lên tiếng là thị trường đã ở mức giá đáy, nhưng như thế nào là đáy? Vấn đề hiện nay là phải tìm tiếng nói chung giữa người bán và người mua. Giải pháp đầu tiên là doanh nghiệp phải tìm mọi cách để kích cầu và theo đó mới giải quyết được tính sôi động của thị trường. Nói đến tính sôi động của thị trường, cần nhấn mạnh muốn kích cầu nhà đầu tư cần chú ý thị trường bán và cho thuê có mối quan hệ mật thiết. Nên dùng thị trường cho thuê để kích thị trường bán. Ở nước ngoài họ đã thành công khi dùng hiệu ứng kích phân khúc này để phát triển phân khúc kia.

Một giải pháp nữa là, doanh nghiệp cần nhanh chân hợp tác và liên kết để có vốn tiến hành thực hiện tiếp những dự án còn dở dang. Cái này cần thiết và đi đôi với việc huy động vốn từ bên ngoài. Riêng về nguồn vốn FDI, đây cũng là nguồn quan trọng trong bối thị trường thiếu tiền, nhưng Chính phủ cần chỉnh sửa cơ chế chính sách để nguồn vốn này được sử dụng một cách hiệu quả nhất và người tiếp nhận cũng cần phải hiểu và phát huy được nguồn vốn này.

Tiếp nữa, mỗi doanh nghiệp phải xem xét cấu trúc lại dòng tiền của mình, cấu trúc lại tài sản để sử dụng hữu hiệu hơn nguồn vốn đi vào kinh doanh. Cuối cùng là tạo niềm tin đối với người mua, người dân, trong bối cảnh mức thu nhập dần tăng lên.

Tại sao không huy động được vốn người mua là vì niềm tin không có. Một khi không có niềm tin dù có đưa ra nhiều biện pháp như tín thác, quỹ nhà ở, thế chấp nhà ở thì không có ý nghĩa đối với người dân. Trong giai đoạn tiếp theo, doanh nghiệp muốn tự tạo niềm tin tất nhiên cần có cơ chế rà soát của Nhà nước.

Về phía tác động giữa ngân hàng thương mại và thị trường bất động sản, bất kỳ ngân hàng thương mại có động thái nào cũng có tác động lớn đến thị trường bất động sản hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp. Việc cho vay bất động sản nên có cái nhìn thân thiện, vì mọi người thường nghĩ đầu tư vào bất động sản sẽ có nhiều rủi ro. Nhưng thực tế ngành bất động sản lại có lợi cho nền kinh tế khi thị trường phát triển, nó sẽ tạo thêm được công ăn việc làm, thúc các lĩnh vực khác phát triển theo.

Theo tôi được biết, các ngân hàng đang cân nhắc, xem xét tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển lành mạnh hoàn thiện dự án để có vốn trả ngân hàng, nhằm tránh nợ xấu tăng cao. Riêng bản thân Vietinbank những ngày vừa qua đang xem xét từng dự án để kích cho vay và hạn chế cho vay. Cân nhắc chỗ tăng và cần đầu tư.

Quay lại nói đến việc kích thị trường cho thuê và phân khúc nhà bán, ngân hàng xem xét hình thức cho vay phù hợp. Chú ý, thị trường cho thuê phía Nam phát triển, phía bắc còn khiêm tốn, vậy phải kích lẫn nhau.

Động thái của ngân hàng gián tiếp tác động lớn đến thị trường bất động sản đó là tiết giảm chi phí, đưa ra lãi suất hợp lý, lập tức thị trường bất động sản sẽ phát triển.

Đồng thời, người dân thấy lãi suất hợp lý rồi và mạnh dạn vay tiền mua nhà, nhà đầu tư am hiểu sẽ cân nhắc kênh đầu tư có thuận lợi. Như vậy, động thái giảm lãi suất là tác động tốt. Giải pháp về phía cơ quan quản lý Nhà nước là việc nhanh chóng hoàn thiện, xây dựng mới cơ chế chính sách liên quan đến việc hoạt động, quản lý, giám sát thị trường này. Nhanh chóng nghiên cứu cho ra đời công cụ tài chính giúp doanh nghiệp bất động sản huy động được vốn”.

Theo ndhmoney

 


Comments are closed.